Những ai từng hành hương lên núi Linh Thứu ngoài thành Vương Xá bên Ấn Độ, nơi ngày xưa đức Phật làm Pháp hội thuyết giảng những bộ kinh vĩ đại. Khách hành hương bước lên đỉnh núi, đều phải đi qua một số hang hốc nhỏ, vốn là nơi các đại đệ tử Phật cư trú thời ấy.
Tăng đoàn tiếng Phạn gọi là Sangha, Tàu dịch âm thành Tăng già, Phật tử người Việt vẫn gọi như thế để chỉ giáo đoàn của cộng đồng người xuất gia, gốm Tăng (nam tu sĩ) và Ni (nữ tu sĩ). Phải có đủ 4 người trở lên mới thành Tăng Đoàn.
Cuộc thuyết pháp đầu tiên tại Vườn Nai ở thành Ba la nại bên Ấn độ (nay gọi Varanasi), Đức Phật thuyết pháp cho nhóm ông Kiều Trần Như gồm 5 người, là những đạo sĩ trước kia từng theo chân đức Phật tu khổ hạnh. Nhưng thấy đức Phật rẽ lối trong phương pháp tu luyện, nên họ rời bỏ Ngài. Khi Đức Phật thành đạo, ngài tìm đến họ và thuyết pháp lần đầu về giáo nghĩa Bốn Chân Lý tối thượng (Tứ Điệu Đế) cho năm vị. Năm vị này đã xuất gia trở thành Tăng sĩ theo Phật, thiết lập Tăng đoàn đầu tiên trong lịch sử Phật giáo.
Hèn chi trong kinh Pháp Hoa, có thời Đức Phật đã đuổi ra khỏi Pháp hội năm nghìn (5000) ông Tăng thượng mạn.
Thích Tử
http://tiengnoiluongtri.com/2014/02/26/thich-tu-tu-tang-doan-thoi-duc-phat/
Tăng sĩ là người thể hiện bằng cuộc sống độc thân, không của cải, và hành xử bất bạo động – chẳng làm hại ai. Thời đức Phật, Tăng đoàn sống bằng sự xin ăn (khất thực), không nhà cửa cư trú, mãi mãi lên đường giáo hóa, chỉ được ở qua đêm trong các hang hốc, hay dưới gốc cây. Mỗi năm vào mùa mưa, côn trùng sinh sản, sợ giẫm đạp lên chúng, nên đức Phật tập họp chư Tăng 3 tháng an cư kiết hạ để tu học, thâm nhập giáo lý trong các Tinh xá. Sau đó tiếp tục lên đường hoằng pháp lợi sinh, sống không nhà cửa, thân thích.
Nhiều thế kỷ sau, Phật giáo truyền bá sang các nước ở Châu Á. Do hoàn cảnh và thích nghi xã hội, Tăng sĩ, theo Đại thừa, mới bỏ hình thức khất thực, cư trú trong các chùa viện. Tuy nhiên, đời sống của Tăng Ni luôn luôn là một đời sống thanh bần, độc thân, đạo hạnh và không tạo của cải riêng tư. Vì chí nguyện của Tăng đoàn là khai mở đời sống tâm linh, tu học để giải thoát, giác ngộ.
Bên cạnh cộng đồng những người xuất gia có giới Phật tử tại gia, gọi là Cư sĩ. Giới này sống đời sống gia đình giữa xã hội, được xem như giới hộ pháp cho Tăng Ni.
Thời đức Phật tại thế, Ngài rất thâm tình và tôn trọng giới Cư sĩ. Vì không có giới cư sĩ, thì chư Tăng đi xin ăn với ai ? Giáo lý đạo Phật chuyên biệt việc cứu khổ, mà Cư sĩ nam hay nữ chính là giới quần sinh cần được đạo Phật giáo hóa đưa lên đường giác ngộ. Cư sĩ là khối lượng quần chúng cung cấp nhân sự cho Tăng đoàn. Phi Cư sĩ không có Tăng sĩ.
Ngày nay cũng vậy, tuy Cư sĩ tại các nước Đại thừa không thi hành cúng dường cho các nhà sư đi khất thực. Nhưng việc xây chùa, ấn tống kinh sách, giúp chư Tăng truyền bá chánh pháp, phi Cư sĩ thì ai làm ? ai giúp ? Ngôi chùa càng lớn, thì tiền đóng góp của giới Cư sĩ càng cao. Thế nhưng buồn thay, cái nhìn của một số chư Tăng thời nay đối với Cư sĩ không còn bình đẳng như xưa. Trước mắt Tăng sĩ, có khi, Cư sĩ không còn là chúng sinh, là người, mà là con bò để vắt sữa.
Nhưng bài viết này, chưa là sự đánh giá vai trò Cư sĩ ở thế kỷ nhiễu nhương và khủng hoảng của Việt Nam trong hay ngoài nước.
Hôm nay chúng tôi chỉ muốn khoanh tròn ý nghĩa của hai chữ Tăng đoàn. Vì gần đây bỗng dưng xuất hiện trên mạng, danh xưng mới “Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất”. Một danh xưng tự nó mang nhiều nghịch lý và mâu thuẫn.
Nói về ngữ nghĩa, Tăng đoàn bao hàm sự tập họp đồng quy và hợp nhất của một cộng đồng người xuất gia. Thế thì tại sao còn phải thống nhất ? Hay là nó đang thống nhất những ông Tăng hủ hóa, những nhóm Tăng ô hợp ? Tại sao ô hợp ? Ô hợp kiểu “đồng nhi bất hòa” chăng ?
Nghe danh xưng trên, đọc một vài tuyên bố trịnh trọng của cái Tăng đoàn này ở Bình Định vừa qua, khiến ông Trần Phương nào đó phải thán lên hai chữ “Cáo phó”. Đặc biệt khi nhìn những tên ký, thì hóa ra “vô ra thằng cha khi nãy” : Đi đi lại không thoát khỏi những ông tăng có đời tư ô uế, thê nhi. Những Tâm Châu, Chánh Lạc, Thiện Hạnh, Viên Lý, Viện Định, Không Tánh… vân vân !
Xưa họ núp bóng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà làm ăn cả đấy. Bỗng dưng một chiều, bỏ Hải dương hạm nhảy thọt xuống con thuyền thúng ?
Từ Giáo hội trụt xuống Tăng đoàn là sự tụt dốc thê thảm trong tinh thần và nhân cách của lớp Tăng thời Cộng sản ?
Phật giáo Việt Nam mất một thế kỷ chấn hưng, bằng mồ hôi và xương máu, mới nâng cấp Sơn môn, Tăng đoàn thành Giáo hội. Nay các ngài làm ăn cách chi mà tụt hậu đến thế ?!
Có gì đâu, vô thường cả đấy thôi.
Và vì nhân ít vật nhiều trong những con người Tăng thượng mạn ấy, nên nhân cách biến tướng là chuyện thường hằng dưới huyện.
Hỏi như ông Tăng Viên Lý, vượt biển ra đi khi còn măng tơ như chú tiểu mới lớn. Thử hỏi ông làm chi để lên chức Hòa thượng mũ áo xênh xang ? Ông có vào núi ẩn tu không ? Ông có tu hành, giữ giới hằng ngày không ? Ông tụng đọc và học hỏi các bộ kinh cao siêu Phật giáo nào không ? Mà ai dạy ông ? Ông làm gì ? Ông chỉ cúng kiến, ông chỉ làm đám, làm ký giả truyền hình cho thiên hạ nhớ mặt (mẹt), ông chỉ hốt bạc, ông chỉ chạy chọt từ chức này đến chức kia. Cái sở học tiến sĩ của ông cũng chỉ là sự đút lót mà nên.
Một ông Tăng như thế, suốt hai mươi năm từng đưa bốn cẳng hoan hô và cúi đấu khâm lạy khi được Giáo chỉ tấn phong. Nhưng lại quay ra hỗn láo, phạm thượng, tham, sân, si, khi Giáo chỉ cất chức ?!. Mà cất chức là phải, lãnh đạo một giáo hội đâu như quản lý một quán ăn hay ngôi chùa làng?
Muốn biết phẩm giá ông thầy, chỉ cần nhìn đệ tử. Hai ba đệ tử của Viên Lý suốt ngày viết bài chửi bới, lăng mạ kiểu Tâm Vị, Tống Phước Hiến, Chơn Diệu… trên 2 Trang web do chính Viên Lý dựng lập, đủ thấy nội dung những bài học gọi là “Phật Pháp” mà Viên Lý dạy cho họ bao nhiêu năm qua. Khác chi Bảo Quốc Kiếm và Phạm Hoàng Bá Đạo, đệ tử của Chánh Lạc, cũng ra rả như bò rống trên mạng với hàng loạt chữ nghĩa đầy phân – «công lao» dạy dỗ “Phật Pháp” của Chánh Lạc lộ cả ra nơi hai xú thân rắn rít.
Đấy, những ông Tăng như thế đang rống to trên sa mạc đìu hiu sự rặn đẻ Tăng Đoàn.
Suốt thời gian làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, chưa hề thấy ông Tăng Viên Định mang về cho Giáo hội được một nhân tuyển Tăng khấm khá nào. Ngày Phật Đản, ngày Vu Lan, ông không đọc Thông điệp và làm lễ trong ngôi chùa Giác Hoa sở hữu chủ của ông. Nhưng khi ông bị hạ tầng công tác, ông liền theo lệnh cặp bài trùng Viên Lý – Chánh Lạc rặn đẻ ra Tăng Đoàn. Tâm thư ông viết nhân ngày Tảo tháp tại Tổ đình Thập Tháp hôm 4.1.2014, ngoài chữ ký của 10 ông Tăng hủ hóa, còn thêm 28 ông Tăng “không ký” nhưng “đồng ý” với Tâm thư lục lâm trái ấu.
Vừa qua, ngày 20.2.2014, tại Tổ đình Thập Tháp, lại công bố Tuyên ngôn, Chức tước và danh sách Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ngoài nhóm Tăng hủ hóa, có thêm danh sách tên 47 Tăng trên trời rớt xuống, nếu không là vớt từ Bốn mươi nghìn Tăng trong Giáo hội Quốc doanh vớt qua ?
Kể cũng lạ chuyện ông Tăng Viên Định nhà họ Viên, việc nhà (GH) thì nhác, việc chú bác (CS) thì siêng. Có lẽ nào các ngài Tăng đoàn mê chiếc lồng son lấp lánh sao vàng đến thế nhỉ ? Ngẫm nghĩ sau một ngụm trà mới hiểu ra sự tình :
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước lập lên giáo hội công cụ năm 1981 có danh xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Danh xưng này dành xưng tụng cho dzui giữa các cụ Tăng cụ Ni trong nhà. Khi “Nhà nước Xạo Hết Chỗ Nói” giao dịch với quốc tế, hay ngoại giao thì lại dùng danh xưng tiếng Anh : “Buddhist Sangha Association”, dịch ra tiếng a-na-mít là “Hội Tăng già Phật giáo”.
Hóa ra “Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất” là nước cờ chia tay hai Ngài Huyền Quang và Quảng Độ để bước lên thuyền thúng, có lá cờ “Hội Tăng già Phật giáo” của Bác và Đảng. Năm 1963 chư Tăng Ni, Phật tử đổ xương máu nghìn nghìn để đưa quy chế Hiệp Hội Phật giáo của Dụ số 10 thời Pháp thuộc lên thành Giáo hội. Thì nay, nhà họ Viên cùng ông già họ Thiện, hợp đồng với Nhà nước ta tái hồi Dụ số 10. Đưa Giáo hội xuống Tăng đoàn cho vừa khớp với áo mũ Cộng sản.
Ai đó từng gọi trên mạng, Tăng Đoàn nhà họ Viên, là Tăng Đoàn Lương Sơn Bạc, tôi nay chỉ gọi “Tăng Đoàn Tâm Viên Ý Mã”, tăng đoàn của bầy khỉ và ngựa chạy rông để kiếm cháo và kiếm chức.Hèn chi trong kinh Pháp Hoa, có thời Đức Phật đã đuổi ra khỏi Pháp hội năm nghìn (5000) ông Tăng thượng mạn.
No comments:
Post a Comment