Định Nguyên - Mở đầu bài viết, trước khi nói chuyện “hoài Ngô, bài Ngô” cùng Phong Trào Dân Chủ trong nước, xin phép được có một vài nhận xét chủ quan về thảm trạng VN dưới bàn tay của thực dân và cộng sản.
Từ khi nước VN chúng ta bị thực dân Pháp đô hộ, từ khi có sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản, gia tài của Mẹ VN hoàn toàn bị phá sản, nước VN hoàn toàn mất chủ quyền, dân tộc VN hoàn toàn bị phân hoá.
Chế độ CSVN hiện nay, họ có phải là chế độ thuần tuý của người VN không? Họ có vì độc lập của Tổ Quốc, vì no cơm ấm áo cho người VN không? Họ đã thống nhất đất nước nhưng có vì đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc không? Hoàn toàn không phải! Họ là con đẻ của Chủ Nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa ngoại lai và tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Họ là “Ốc mượn hồn”, là “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” mang hình hài và vóc dáng VN nhưng linh hồn họ đã bán cho mấy ông Tây râu xồm bên trời Âu rồi. Trung thành với lý tưởng “thế giới đại đồng”, họ đã rước Trung cộng tràn ngập quê hương, ngược đãi và bỏ tù những người VN yêu nước chống Tàu xâm lăng. Nói ngắn gọn: Chế độ CSVN không phải của người VN, không do người VN dựng lên mà là một chế độ do đế quốc cộng sản gầy dựng.
Định Nguyên
http://www.voicesofaolam.org/
các Bài Viết khác...
CSVN ở miền Bắc (vả cả nước hiện nay) như thế, ở miền Nam trước năm 1975 như thế nào?
Cuộc chiến vừa qua là một cuộc chiến ý thức hệ. Miền Bắc cộng sản lệ thuộc Nga, Hoa…thì miền Nam lệ thuộc Mỹ, Pháp…Ông Ngô Đình Diệm, Tổng Thống đầu tiên của VNCH tại miền Nam, lúc đầu mang dáng dấp của một người quốc gia yêu nước nhưng rồi cũng chỉ là con bài của Mỹ, của Thiên Chúa giáo (qua Linh Mục Francis Spellman). Các tướng lãnh lật đổ ông ta cũng nằm trong vòng ảnh hưởng nặng nề của Mỹ, thực hiện những ý đồ và quyền lợi cho Mỹ. (Tội nghiệp TT. Nguyễn Văn Thiệu, biết đặt bút ký Hiệp Định Paris là chết mà cũng phải ký, không thể cưỡng lại ý đồ của “người bạn đồng minh” Hoa Kỳ). Các chế độ VNCH, tuy hơn hẳn csBắc Việt về mọi mặt, nhất là tinh thần tự do dân chủ, bảo tồn văn hoá và truyền thống dân tộc nhưng cũng chỉ là những chế độ chịu ảnh hưởng nặng nề của ngoại bang, hoặc do bàn tay lông lá của ngoại bang dựng lên và lèo lái. Dù “Chính nghĩa Quốc Gia” hay cái gọi là “Lý tưởng cộng sản” đã đưa đến “cuộc chiến Quốc-Cộng” tàn khốc trong hai mươi năm (1955-1975) làm cho đất nước bị tàn phá nặng nề, hằng triệu người dân VN thuộc cả hai bên chiến tuyến ngã xuống cũng chỉ vì bị dẫn dắt, bị mê hoặc bởi “tinh thần yêu nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do” do những thế lực ngoại bang sắp đặt.
Với chính sách “chia để trị” của ngoại bang và cộng sản, với sự tiếp tay đắc lực của những kẻ cầm quyền từ hai bên, dân tộc VN đã bị phân hoá trầm trọng. Nếu MỖI NGƯỜI VN trong tất cả mọi thành phần, mọi tôn giáo…không ý thức được điều nầy mà tự chế, không biết đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên quyền lợi của phe nhóm hoặc cá nhân thì đây là một đại hoạ cho đất nước. VN có thể bị diệt vong. Từ cộng sản đến quốc gia khó đội trời chung, đã đành. Trong thành phần Người Việt Quốc Gia, mặc dù không còn đất đứng, sự chia rẽ cũng có vẻ như khó hàn gắn. Cứ tưởng kinh nghiệm xương máu sẽ giúp thành phần nầy chung lưng sát cánh để đối chọi với VC, (một thế lực ngoại bang còn ngự trị trên đất nước chúng ta), đem lại độc lập thật sự cho dân tộc. Nhưng không, chỉ vì một vị tổng thống đã quá cố, một chế độ đã đi vào lịch sử mà họ coi nhau như kẻ thù. Hiện tượng “hoài Ngô” và “bài Ngô” hiện nay đã phân hoá lòng người một cách thảm hại.
A. Hoài Ngô/bài Ngô,
Sau khi chế độ của ông TT. Ngô Đình Diệm (NĐD) tại miền Nam bị lật đổ, anh em họ nhà Ngô bị giết chết, trong suốt 12 năm sau đó (1963-1975) dưới thời VNCH Đệ II không những chính quyền mà cả các đoàn thể quần chúng KHÔNG CÓ AI tổ chức lễ tưởng niệm ông NĐD một cách công khai. Đây là một sự thật lịch sử khó phủ nhận.
Sau khi mất nước, người trước kẻ sau, trên dưới hai triệu người VN phải rời bỏ đất nước ra nước ngoài tỵ nạn. Trong suốt hơn ba thập niên làm kiếp lưu dân (1975-2008), KHÔNG CÓ MỘT CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NÀO tổ chức lễ giỗ ông NĐD một cách công khai. Đó cũng là một sự thật khó chối cãi.
Phong trào “hoài Ngô” chỉ bắt đầu vào khoảng năm 2007-2008 khi ông Liên Thành (LT) khởi động “mặt trận Biến Động Miền Trung” bằng một cuốn sách cùng tên. Sau khi cuốn sách nầy trình làng, những kẻ “hoài Ngô” bắt đầu trổi giậy, lúc đầu còn dè dặt nhưng hiện nay thì đã nổi lên khắp nơi, càng lúc càng hung hăng. LT bắn phát súng lệnh “hoài Ngô” chắc chắn phải có mục tiêu đặc biệt nào đó, nằm trong kế sách của một thế lực chính trị nào đó. Có “hoài Ngô” chắc chắn phải có “bài Ngô”. Vì lý do gì mà người VN hải ngoại lại đem tên tuổi của cố TT.NĐD lên để, một bên “vinh danh/tưởng niệm”, bên kia chưởi rủa như thế? Tại sao chỉ vì một chế độ, một lãnh tụ đã đi vào lịch sử mà người cùng nhà lại công kích nhau kịch liệt như thế. Sự công kích nầy không những chỉ giới hạn giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và tác giả mà đã bước qua lãnh vực tôn giáo: Phật giáo và Thiên Chúa giáo! Họ không ngần ngại đem Chúa, đem Phật cùng những chức sắc và giáo phẩm hai tôn giáo nầy ra làm đề tài khích bác nhau. Chưa bao giờ tình trạng hiềm khích tôn giáo lại nguy hiểm như lúc nầy. Đây là chuyện ngẩu nhiên hay do thế lực nào đó tạo nên? LT đem toàn những sự kiện quá khứ (cách nay nửa thế kỷ), đem những lãnh đạo Phật giáo tranh đấu thời ông NĐD (phần đông đã chết) ra tố cáo và phỉ báng làm giới Phật tử và người bàng quan bất mãn. Sự phản pháo từ những giới nầy là điều đương nhiên. Chỉ trích ông NĐD không thể không nói đến Cần Lao Thiên Chúa giáo. Một số tín đồ Thiên Chúa giáo rất dễ hiểu lầm một số người phê bình chế độ NĐD kỳ thị Thiên Chúa giáo. Đây là cái bẩy sập của nhóm LT mà hầu như mọi người, dù biết nhưng khó tránh được. Đây là một đại vấn nạn cho người Việt Quốc Gia, nói riêng; cho toàn bộ dân tộc VN, nói chung.
Tôi không trách những kẻ “bài Ngô”, họ chỉ tự vệ. Từ sau ngày 01 tháng 11 năm 1963, khi chế độ của TT/NĐD bị lật đổ đến nay dân miền Nam VN không bao giờ có tư tưởng hay hành động “bài Ngô” nào cả (ai lại đi “bài” cái không còn tồn tại) cho đến khi LT và nhóm Cần Lao cũ đột nhiên cổ xuý việc “hoài Ngô”. Như thế “trận chiến hoài Ngô và bài Ngô” do chính những kẻ “hoài Ngô” khai hoả trước. Tôi hiểu được tâm trạng của những người “bài Ngô”. Ngay trong ngày 01 tháng 11 năm 1963, khi gia đình nhà Ngô bị lật đổ, trong khi những người ủng hộ ông NĐD im thin thít thì hằng triệu người VN trên khắp miền Nam, nhất là tại các thành phố ùa ra đường tung cờ reo hò chiến thắng, hoan hô quân đội đã vì dân diệt bạo…Thế mà hiện nay, những kẻ im thin thít năm xưa ấy, dám ngang ngược xúc phạm tình cảm thiêng liêng của đa số người VN tại miền Nam; đám “hoài Ngô” cuối mùa ấy lại dám ngang ngược coi các tướng lãnh chủ trương lật đổ Ngô triều là những loạn tướng, những kẻ phản quốc…! (Nếu các tướng lãnh ấy là “loạn tướng”, là “phản quốc” thì tất cả quân, cán, chính các cấp chiến đấu và phục vụ VNCH trong suốt 12 năm thời hậu Ngô, do các tướng ấy lãnh đạo, phải là những kẻ “loạn thần” và “phản quốc” cả hay sao? Tôi tin rằng hầu hết những quân, cán chính miền Nam trước năm 1975 hiện có mặt tại hải ngoại không ít thì nhiều đều phục vụ VNCH sau khi NĐD bị lật đổ. Ai trong số những người nầy dám tự nhận mình là “loạn thần”, là “phản quốc” không)? Rõ ràng, giọng lưỡi cực đoan thiếu trí tuệ của một số người “hoài Ngô” không có một giá trị lịch sử và thực tế nào cả, nó chỉ chứng tỏ sự cuồng tín mà thôi. (Những phát biểu nầy không có tác dụng xây dựng tích cực nào chỉ làm hận thù dân tộc sẽ sâu sắc thêm mà thôi. Ai muốn vinh danh/tưởng niệm lãnh tụ nào thì cứ việc. Tại sao lại phải lăng nhục chính kiến và tình cảm của người khác, nhất là các lãnh đạo VNCH sau ông NĐD?)
Gần đây, lễ giỗ ông NĐD được tổ chức nhiều nơi tại hải ngoại làm “nức lòng” đám cuồng tín nầy và những người vô tư “ham vui” nhưng lại làm cho các thành phần dân tộc khác băn khoăn và lo nghĩ. Những cái “đám giỗ” mới mẻ cho một người chết đã lâu nầy không đơn thuần là việc làm thuộc lãnh vực đạo lý mà là một hiện tượng chính trị. Người ta thường nhìn lại lịch sử, tìm một anh quân hoặc anh hùng làm biểu tượng chung để chống giặc, không ai làm chuyện đó để anh em đánh nhau cả. Bên cạnh sự đánh phá Phật giáo hiện nay, sự “hoài Ngô” một cách đột xuất và cuồng nhiệt đó không phải để chống cộng, hình như họ có một mục đích chính trị nào khác, sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước và dân tộc VN trong một ngày gần đây.
B. Phong Trào Dân Chủ trong nước
Với sự kềm hẹp tinh vi và sắt máu của CSVN, đã mấy chục năm, mặc dù rất căm hận, dân tộc VN đành cam chịu mà không dám rục rịch chống đối. Nhưng gần đây, Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ đã manh nha thành hình, gây sự chú ý của quốc tế, làm náo nức và hy vọng cho toàn dân VN.
Tại VN hiện nay không có xã hội dân sự, mọi hình thức tụ họp đông người đều bị cấm, người dân khó mà có những hoạt động công khai khởi đầu cho việc loại bỏ chế độ độc tài cộng sản. Chỉ hy vọng vào tôn giáo. Nhưng với VC, mọi tôn giáo đều là đối tượng đáng bị tiêu diệt. Không tiêu diệt được thì họ tìm cách phân hoá để ngăn ngừa một sự tập hợp đồng loạt của quần chúng, đe doạ đến sự tồn tại của họ. Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo…đều bị kích động chia thành hai, ba phe khác nhau, trong đó có phe theo chính quyền. Thiên Chúa giáo thì hơi khác. Đây là một tôn giáo có tổ chức “bậc thầy” của cộng sản, nghĩa là họ có tổ chức rất chặt chẻ, có hệ thống lãnh đạo rành mạch từ trên xuống dưới, đặc biệt là giáo dân rất ngoan đạo, rất đoàn kết, sẵn sàng vâng lệnh các lãnh đạo tinh thần của họ. Một điểm rất đáng được chú ý là khó xác định được mục đích của Thiên Chúa giáo VN. Một mặt, họ tự nguyện đặt mình dưới sự kiểm soát của CSVN, mặt khác họ cũng chống đối CSVN, dù chỉ chống đối cầm chừng. CSVN đã nhiều lần trấn áp họ như vụ chiếm Toà Khâm Sứ ở Hà Nội, vụ Tam Toà ở Quảng Bình, vụ Loan Lý ở Thừa Thiên-Huế, vụ Thánh Giá ở Đồng Chiêm, hiện nay nóng nhất là vụ Mỹ Yên…nhưng họ chỉ phản ứng vừa phải bằng hình thức “Thắp nến cầu nguyện” mà không có kế hoạch tranh đấu xa hơn, mạnh hơn. Với một tổ chức có kỷ luật, có tinh thần tập thể rất cao như thế, nếu họ đồng loạt hành động thì CSVN sẽ lâm nguy. Tại sao họ không hành động?
Họ phải đợi lệnh từ cấp cao nhất: Toà Thánh La Mã!
CSVN và Toà Thánh La Mã đang muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. CSVN không dám mạnh tay với Thiên Chúa giáo VN vì gờm Toà Thánh. Thiên Chúa giáo VN không thể một mất một còn với CSVN vì sợ đi ngược lại chủ trương của Toà Thánh. Như thế, so với các tôn giáo có tính cách địa phương, rời rạc và “dễ trị” như Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo…, Thiên Chúa giáo VN là một tôn giáo có thế lực và sức mạnh nhất của người VN hiện nay có thể đối đầu với CSVN. Thế lực của họ ngoài sức mạnh tự thân còn có sự chống đỡ và chỉ đạo quốc tế.
Nếu VN có một sự thay đổi nào trong tương lai, Thiên Chúa giáo VN sẽ là một thế lực quan trọng nhất tạo nên sự thay đổi đó.
Có hai điều RẤT ĐÁNG CHÚ Ý:
1. Trong thành phần đấu tranh dân chủ trong nước, người Thiên Chúa giáo có mặt đông đão nhất. Ngoài các vị Linh Mục như Nguyễn Kim Điền (đã chết) Nguyễn Văn Lý (đang bị tù), Phan Văn Lợi…các khuôn mặt trẻ như TS. Cù Huy Hà Vũ, LS. Lê Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, nhà Văn Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, NS. Việt Khang, sinh viên Nguyễn Phương Uyên…đều là con cái của Chúa. Thiên Chúa giáo chống cộng sản hết mình, quá đúng.
2. Trong dịp giỗ cố TT/VNCH Ngô Đình Diệm vừa qua tại VN, lần đầu tiên một số Linh Mục và giáo dân (trong đó có Phương Uyên) đã đến viếng mộ phần ông NĐD tại Lái Thiêu một cách công khai mà không thấy phản ứng nào từ phía chính quyền! CSVN đã tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng rồi sao? Cũng như phong trào “hoài Ngô” ở hải ngoại, chuyện viếng mộ phần của cố TT.NĐD lần đầu tiên nầy xem ra không đơn thuần là một sinh hoạt tôn giáo mà có màu sắc chính trị: chính trị “hoài Ngô”, một chế độ có Luật 10/59 chủ trương tiêu diệt cộng sản đến tận gốc rễ! Tại sao CSVN để yên? VN có tự do đối lập chính trị rồi sao? Sự “hoài Ngô” trong nước nầy có liên hệ gì với phong trào “hoài Ngô” hiện nay tại hải ngoại không? Tại sao cả trong và ngoài nước cùng dựng danh tánh cố TT.VNCH/NĐD dậy (một tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo, đã chết cách đây nửa thế kỷ) để hoan nghênh, để đánh bóng? Đây là một sự trùng hợp ngẩu nhiên hay đã có sự sắp đặt, chỉ đạo của một thế lực nào đó?
Và, liệu đây có phải là những dấu hiệu báo trước VN sẽ có thay đổi không?
Giải thể được CSVN là điều đại phước cho dân tộc VN. Nhưng hậu cộng sản, chúng ta có thể có được một chính phủ của chính người VN với nền độc lập và tự chủ thật sự không? Hay cũng chỉ là một phiên bản kế thừa khác của các thế lực quốc tế?
Sacramento, thượng tuần tháng 11 năm 2013
http://www.voicesofaolam.org/
các Bài Viết khác...
No comments:
Post a Comment