Monday, 10 October 2016

(Vĩnh Hảo) VÔ NGÃ TRONG NẾP SINH HOẠT


Tiếng Lòng Tabài viết “Đứng Trên Tất Cả”  trong tiểu đoạn 1- CON ĐƯỜNG NGƯỢC DÒNG-PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược vài nét về tác giả Vĩnh Hảo.
Qua tiểu đoạn 2 – KÍNH TÍN VÀ PHÂN BIỆT – CHÂN SƯ VÀ TÀ SƯ, Tác giả đã hướng dẫn người Phật tử sơ cơ chúng ta làm sao phải tìm cho mình một vị chân sư học đạo. Đến tiểu đoạn 3 V Ô NGÃ TRONG NẾP SINH HOẠT, Tác giả đã lấy lời Phật dạy khuyên chúng ta phải phá bỏ kiến chấp về cái ngã : Tu tập theo Phật giáo là tiến trình của sự lột bỏ (nhanh hay chậm, hoàn toàn hay từng phần) sự vận hành tồn tại của cái ngã đó. Tất cả các pháp môn tư tập từ cao đến thấp của Phật giáo đều quy hướng về tự tánh Không, tức là phá bỏ mọi kiến chấp về cái ngã (cái ta), ngã sở (cái thuộc về ta), pháp (một cái gì ở ngoài ta mà ta đang hướng đến hay chối bỏ, nghĩ rằng ta đạt được nó hoặc ta đang vượt qua nó…)
Vĩnh Hảo cũng trưng dẫn 11 điều, mỗi điều nó có giá trị như một cảm nang cho chúng ta có thêm kiến thức nhận định về một số “Tà Sư” mà nếp sinh hoạt hàng ngày của họ biểu lộ rõ ràng khuynh hướng bảo vệ và nuôi lớn tự ngã, hầu chúng ta có thể tránh và rời xa lánh họ. Tiêu biểu nhất về hiện trạng đất nước và trước thực trạng xẫ hội hỗn loạn, đạo đức suy đồi tại Việt Nam, Tác giả đã có lời nhận địng trong điều 11. Khi một vị thầy sợ hãi dư luận quần chúng, sợ hãi sự mang tiếng cho cá nhân mình, sợ hãi sự phiền hà rắc rối cho đời tư mình mà ngoảnh mặt với điều thiện nên làm, làm ngơ trước điều ác đang làm khổ những đồng loại chung quanh mình, thì vị thầy ấy chưa có được tâm vô úy, chưa có được tâm vô úy có nghĩa là vị thầy cấy hãy còn nuôi giữ một thứ bản ngã to lớn, co rút trong cái vỏ của vị kỷ, cầu an. Điều này, cũng chứng tỏ vị ấy chưa có được sự mãn tuệ của kẻ thực hành bồ tát và cũng chưa phát triển đúng mức lòng từ bi của mình đối với chúng sinh…”
Thực vậy, CSVN đã thành công trong trong chính sánh tiêu diệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bằng một thủ thuật trong đánh ra ngoài đánh vào  thật tinh vi. Thêm vào đó, có vô số thầy chỉ biết đến lợi danh chùa to phật lớn, và hẳn rằng có cái kiến chấp về cái ngã (cái ta), ngã sở (cái thuộc về ta) của một số phần tử đã là những nguyên nhân chính yếu, không hiểu vô tình hay cố ý trong việc trợ giúp cho CSVN xâu xé Giáo Hội. Những người Phật tử yêu thương Giáo Hội, kính ngưỡng Đức đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống HT Thích Quảng Độ như một vị Bồ Tất, đều hiểu rằng rong công cuộc dựng nước và giữ nước, Thầy tổ của chúng ta đã thể hiện lời dạy của Đức Thế Tôn về Pháp Tứ ân, mà một trong bốn ân đức cao dày đó, mà người con Phật phải biết tới, đó là ân đối với quốc gia, dân tộc.
Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu mà lịch sử đã minh chứng, có biết bao tu sĩ Phật giáo đã cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào tòng quân dẹp giặc, mà người ta biết tới qua hình ảnh: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng…Tinh thần vì nước, vì dân của các Ngài đã phản ảnh cho người ta thấy Phật giáo đã đi sâu vào trong lòng dân tộc như nước với sữa, nhưng từ khi cưỡng chiếm Miền Nam 30.4.1975, Nhà cầm quyền CSVN đã nhồi nặn ra một loại Trưởng tử Như Lai mới chỉ biết phục vụ cho Đảng, tất cả không gì ngoài Đảng, bằng tinh thần đạo pháp và dân tộc theo đường hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế mà chúng ta không còn ngạc nhiên khi thấy vô số hình ảnh đầu tròn áo vuông thi nhau cúi lạy tượng Hồ, mà quên đi rằng bản thân mình là một “Sa Môn bất bái vương giả”!. Từ bản chất đó đã sinh ra hiện tượng không một bóng dáng tu sĩ Phật giáo nào tham gia trong các cuộc biểu tình chống Formosa và tập đoàn Hán tặc Bắc Phương.
Toàn Ban biên tập Tiếng Lòng ta chân thành cảm ơn nhà văn Vĩnh Hảo về những đóng góp cho Phật giáo.
VÔ NGÃ TRONG NẾP SINH HOẠT

                                                                                 Vĩnh Hảo

Theo quan niệm Phật giáo, sở dĩ chúng sinh trôi lăn trong biển khổ luân hồi là vì đã tự cho rằng mình thực sự có một thứ cá ngã độc lập. Một vài tôn giáo tôn thờ thần quyền cũng đã xác nhận có một thứ bản ngã qua sự tồn tại bất diệt của linh hồn, trong khi đó tôn giáo chủ trương hy sinh bản ngã bằng cách dâng hiến trọn vẹn thể xác và linh hồn cho thần linh để được đền bù tưởng thưởng xứng đáng sau khi chết. Công nhận hay chối bỏ bản ngã theo các lối trên, đều chứng minh có một cái ngã có thực tướng hay có thực tánh, thực sự tách rời với vũ trụ và vạn hữu chung quanh. Và đây chính là cái mâm của phiền não, trói buộc.
Tu tập theo Phật giáo là tiến trình của sự lột bỏ (nhanh hay chậm, hoàn toàn hay từng phần) sự vận hành tồn tại của cái ngã đó. Tất cả các pháp môn tư tập từ cao đến thấp của Phật giáo đều quy hướng về tự tánh Không, tức là phá bỏ mọi kiến chấp về cái ngã (cái ta), ngã sở (cái thuộc về ta), pháp (một cái gì ở ngoài ta mà ta đang hướng đến hay chối bỏ, nghĩ rằng ta đạt được nó hoặc ta đang vượt qua nó…). Trở về với tánh Không thì xóa sạch vết tích của ngã và pháp, đó là con đường nhanh của bậc thượng căn thượng trí. Xóa sạch vết tich của ngã và pháp thì trở về với tánh Không, đây là con đường chậm của hàng trung căn hạ căn. Nhưng dù tu tập thượng căn hay hạ trí, dù phương pháp tu tập có khác nhau, họ vẫn có điểm chung là phá trừ kiến chấp về ngã.
Như vậy, chúng ta có thể chọn lựa bất cứ vị sư phụ tầm thường (không chân chính) nào trên cuộc đời để hướng dẫn chúng ta không cần giải thoát giác ngộ mà chỉ cần chạy rông để tìm danh lợi trong số đông hoạc một thứ giá trị đạo đức thông thường của thế gian; còn nếu thực sự muốn tu tập để thoát ly sinh tử, chúng ta phải sáng suốt tìm đến một vị chân tăng chứ không  uổng phí thì giờ và công phu tu tập của mình. Theo chân những vị thầy mà nếp sinh hoạt hàng ngày của họ biểu lộ rõ ràng khuynh hướng bảo vệ và nuôi lớn tự ngã như các trường hợp điển hình sau:
1. Khi một vị thầy tự xưng mình là bực thầy vĩ đại hoặc là bậc thầy cao tột không ai bằng (đại sư, vô thượng sư), hoặc vui thích đắm mình trong những danh xưng, tước hiệu, phẩm hàm, tôn quí do kẻ khác ban tặng…vị thầy ấy đang ở trong cơn mê của lòng vị ngã, ái ngã, và đang ôm theo mình niềm tăng thượng mạn, tích cực nối đuôi ma vương để trèo lên đỉnh thang hào nhoáng không thực của danh vọng và quyền lợi của thế gian.
2. Khi một vị thầy nói với bạn rằng chỉ có phương pháp của ông (hay bà) là cao tột, vượt hẳn các phương pháp của các bậc thầy khác, thì vị thầy này đang sống trong niềm tự hãnh của một bản ngã của đầy căn khí kiêu kỳ, ngạo mạn.
3. Khi một vị thầy phê phán và chỉ trích cá nhân những bậc thầy khác, nếu những lối xaasucura những bậc thầy khác để làm nổi bật phong cách của mình, thì vị thầy này đang biểu loojphaafn nào tâm lượng tị hiềm nhỏ mọn của mình.
4. Khi một vị thầy, dù không lên tiếng chỉ trích kẻ khác, cũng không tự mở lời khoa trương về phảm cách của mình, nhưng hài lòng với sự tâng bốc ca tụng của môn đệ và trong lòng tự nghĩ mình cao quý, lẳng lặng cười mỉa mai kẻ khác, không chịu lắng nghe quan điểm của kẻ khác, để tự sửa mifnhmaf một mực cho rằng kẻ khác chỉ trích hay phê phán mình là vị họ thua sút và ganh tị mình, thì vị thầy này cũng đang tự bồi đắp thành ngã chấp ngay ở nền tảng thâm sâu của nó.
5. Khi một vị thầy thường tỏ vẻ bất bình, bẩn gắt, cau có, lúc nào cũng muốn mọi người phải thuận theo ý mình chứ không chấp nhận luận điểm trái ngược, chỉ đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối ctuwf kẻ khác, thì vị thầy đang tiếp tục đang tiếp tục nuôi dưỡng mầm mống tâm ái ngã.
6. Khi một vị thầy thường trau chuốt bề ngoài của mình bằng hương hoa, bôi trát son phấn để tạp trái đẹp giả tạo hoặc che dấu nhân dáng thực sự của mình, hoặc đang dùng các thứ trang sức vàng bạc, y phục diêm dúa đắt tiền lộng lẫy để chứng tỏ sự hào phóng giầu sang….có nghĩa là vị thầy đó chưa bao giờ tìm thấy một thứ giá trị cao tột nào ở phần tâm linh và đang bị dẫn dắt bởi những tiểu yêu tâm thường nhất của con ma dục vọng.
7. Khi một vị thầy ưa thích xuất hiện giữa đám đông quần chúng để được ca tụng và đón nhận lòng ngưỡng mộ của kẻ khác, tung tiền bạc và lòng thương giả tạo để mua chuộc niềm tin của những kẻ nghèo kém vật chất và tinh thần….vị thầy đó đã tự chứng tỏ có một sự rỗng tuếch bên trong của mình và đang cố gắng khỏa lấp bằng ảo tưởng là có một thứ tự ngã cao quí được người khác nhìn nhận.
8. Khi một vị thầy lộ vẻ hãnh diện khi được tưởng thưởng từ các giới quyền lực thế gian, khiếp sợ và tỏ ý tuân phục các thứ cơ cấu chính quyền để mưu cầu an nguy cho bản thân, hoặc cảm thấy mình được tăng giá trị khi thân cận tiếp xúc với giới này, hoặc thâu góp tài sản dâng hiến của môn đệ, để biếu tặng giới này mà mưu cầu danh vọng….vị thày đó rõ ràng hãy còn cái tâm vị ngã, chưa thấy được giá trị cao tột của con đường xuất thế viễn ly, chưa tìm được nơi nương tựa chân chisnhcho tâm linh mình và chưa tự làm ngọn đuốc soi sáng cho đời mình.
9. Khi một vị thầy thường lấy bằng cấp, sách vở, kiến thức thế gian và sự qui tụ đông đảo của giới trí thức học đường thế tục, để làm thứ bảo chứng giá trị cho việc tu tập tâm linh của mình, có nghĩa rằng vị thầy ấy đang còn đứng ngoài vòng rào của trí huệ siêu việt, chưa bao giờ nếm được chất liệu giải thoát giác ngộ thực sự và có thể là chưa bao giờ có khuynh hướng muốn vươn tới sự viễn ly triệt để cả.
10. Khi một vị thầy làm được điều gì cũng hay có khuynh hướng tự kể lể, báo cáo, khoa trương, đưa hình ảnh và tên tuổi của mình ra trước công chúng qua các phương tiện truyền thông hoặc khích lệ, vui vẻ, tán đồng sự tâng bốc, khoa trương kể lể của môn đệ đối với việc làm của mình ….vị thầy ấy hãy còn mê muội đắm mình trong ảo giác của những vầng hào quang huyễn dối của dư luận và danh vọng thế gian.
11. Khi một vị thầy sợ hãi dư luận quần chúng, sợ hãi sự mang tiếng cho cá nhân mình, sợ hãi sự phiền hà rắc rối cho đời tư mình mà ngoảnh mặt với điều thiện nên làm, làm ngơ trước điều ác đang làm khổ những đồng loại chung quanh mình, thì vị thầy ấy chưa có được tâm vô úy, chưa có được tâm vô úy có nghĩa là vị thầy cấy hãy còn nuôi giữ một thứ bản ngã to lớn, co rút trong cái vỏ của vị kỷ, cầu an. Điều này, cũng chứng tỏ vị ấy chưa có được sự mãn tuệ của kẻ thực hành bồ tát và cũng chưa phát triển đúng mức lòng từ bi của mình đối với chúng sinh…
Vài nét đại cương trên ở trên dĩ nhiên là không có giá trị tuyệt đối, nhưng ít nhất chúng cũng cho chúng ta khái niệm về những biểu hiện của cái ngã— đối tượng để tu tập và chuyển hóa trong tất cả mọi pháp môn, mọi sinh hoạt của Phật giáo.
Trình bày những biểu hiện của sự chấp ngã, tác giả chỉ hy vọng một điều duy nhất là những người môn đệ tìm cầu giải thát giác ngộ có thể chọn được một minh sư chân chính nào đó, để hướng dẫn mình đi đúng đường; còn những vị đang đóng vai trò hướng đạo, thì cũng nhìn lại mình, lượng giá được chân tướng của mình cũng như con đường của mình đi.
Trường hợp những người học trò chỉ tìm đến thầy để học đạo như cách họ trò đến trường thu lượm kiến thức, hoặc chỉ như người học giả muốn tìm hiểu một thứ triết lý nào đó cho thỏa thích hiếu kỳ thay để soạn viết một tác phẩm biên khảo công phu mà dương danh với đời, hoặc như những người tín đồ đúng nghĩa (tức là chỉ đến với tôn giáo bằng niềm tin, không cần suy xét) tìm đến nơi thờ tự đấng thần linh, để cầu sự che chở hoặc ban thưởng phước lành, hoặc những người tìm đến tôn giáo chỉ vì muốn trả ân đã được tôn giáo giúp đỡ vật chất khi ngặt nghèo, hoặc những người tìm đến với tôn giáo chỉ để học một cách sống đạo đức hay chỉ để học một nếp sống hòa bình an lạc nhàn nhã trong cuộc đời…thì bài viết này không liên hệ gì đến học cả! Bởi vì những gì mà số người này tìm kiếm, họ có thể tìm được ở bất cứ nhà đạo đức nào, bất cứ học giả, bác sĩ tâm thần hay triết gia nào, bất cứ nhà từ thiện xã hội nào, bất cứ vị thầy nào của tất cả các tôn giáo có mặt trên thế gian này.
Nhưng để vicnh viễn thoát ly sinh tử hay ít nhất cũng chọn được chính đạo, để xác định tiêu đích giải thoát của mình, thì người học trò phải tìm cho kỳ được một vị chân sư (phàm hay thánh) đang ngày đếm nỗ lực hướng đến tiêu đich giải thoát đó và đang sống giữa cuộc đời ô trược nafymaf không đắm nhiễm cuộc đời. Tính cách bất nhiễm của vị chân sư đó, được thể hiện trong tinh thần vô ngã, Sự tu tập của người theo Phật giáo khác với tín đồ của các tôn giáo khác ở chỗ đó.
Trong Phật giáo không có phương pháp cao thượng hay phương pháp thấp kém. Chỉ có phương tiện thiện xảo hay phương tiện không thiện xảo. Phương tiện có thiện xảo hay không là ở chỗ nó được thực hiện trong tinh thần vô ngã hay chấp ngã. Phương tiện thiện xảo là thứ phương tiện tối thắng, vừa cứu độ lợi ích cho chúng sanh vừa giúp hành giả dẹp trừ được sự chấp ngã và giải thoát sinh tử luân hồi. Phương tiện không thiện xảo thì chỉ giúp chúng ta trở thành những con người đàng hoàng, đứng đắn, mô phạm, đạo đức, sống an hòa trên cuộc đời.
Nhà đạo đức suốt đời tuân thủ các qui tắc, mô phạm của thế gian, sẽ không hại ai và có thể đém lại lợi ích tạm thời nào đó về vật chất hay tinh thần cho kẻ khác, nhưng bản thân họ, cái ngã đang được nuôi lớn từng giây phút của họ, thì tiếp tục lang thang trong cõi luân hồi. Trong khi đó, việc hành đạo của một bậc chân sư, thì vừa cứu độ chúng sanh, vừa cứu độ chính mình, ra khỏi trùng vây của ngã chấp, thoát ly hoàn toàn cái vòng lẩn quẩn của tử sinh.
Người xuất gia sở dĩ đứng trên tất cả là do đã sống vì tất cả; sống vì tất cả là do không còn bám cặt vào gốc rễ của tự ngã. Tu tập, hành đạo, làm việc thiện, mà khư khư bám chặt lấy tự ngã, thì suốt đời suốt kiếp cũng chỉ là viên sỏi lăn xuống đáy nước. Trong khi đó, những ai đã phá trừ tất cả mọi thứ gốc rễ, mọi thứ đeo bám, mọi thứ rườm rà nặng nhọc của hình thức và tự tâm, thì có thể như cánh nhạn, như làn mây, như sợi khói mỏng, hay như chiếc bong bóng, nhẹ nhàng bay lên bầu trời vô tận.
Thực ra những vị chân tăng nói trên không phải là không co,. Có khi ẩn thân ở một nơi đèo heo hút gió, mà có khi họ sống rất gần gũi với chúng ta. Chỉ tại chúng ta thích chạy theo những giá trị hời hợt của đám đông, cứ tưởng rằng chân hễ là chân sư thì phải nổi tiếng, hoặc kẻ nào nổi tiếng mới là chân sư…nên không nhìn ra được những vị chân sư rất bình phàm, chân chất, giản dị, có khi chẳng có một mảy may tài năng phép lạ, tiếng tăm, bằng cấp hay danh vọng gì cả…Không có thước đo nào của thế gian này có thể lượng định được chân giá trị của một bậc chân sư. Chỉ có chìa khóa duy nhất: tinh thần vô ngã, mà Phật dạy từ hơn hai ngàn măm trước, là có thể mở ra cho người môn đệ nguồn hứng cảm vô tận của giải thoát giác ngộ. Tinh thần ấy đã đào tạo nên nhiều thế hệ chân tăng cho nhiều quốc gia, nhiều thời đại; cống hiến cho cuộc đời những bậc thầy thong dong tự tại, đên và đi một cách lặng lẽ, không cột trói mình vào bất cứ hình thức rườm rà huyễn mộng nào của cuộc đời.
Riêng tôi, tôi luôn nhìn thấy họ quanh tôi, rất thân cận với tôi. Thân cận nhưng họ luôn ở trên tôi rất xa, bởi vì họ đứng trên tất cả, mà không bao giờ thấy mình đứng trên tất cả.
Vĩnh Hảo.

No comments:

Post a Comment