Monday, 10 October 2016

(Thích Nữ Thể Quán) Hoàng Hậu Vi Đề với Pháp Môn Tịnh Độ.


Tiếng Lòng Ta:  Hán tặc Bắc Phương đang chiếm dần đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta từ: tư tưởng, kinh tế, quân sự, chính trị, lãnh thổ, lãnh hải, văn hóa….Thực vậy, nhìn qua hình ảnh 1000 Năm Thăng Long đã cho thấy rõ về một vấn nạn văn hóa nô dịch Tàu Cọng! Các cửa tiệm, hàng quán nơi trung tâm thương mại thành phố tấp nập người qua, dầy đặc với những hàng chữ Tàu trên các bảng hiệu. Điều đáng nói hơin nữa Đảng và Nhà nước CSVN đã đưa ngôn ngữ ngoại lai đáng sợ này vào học đường dạy dỗ những đứa trẻ thơ. Đây là một chính sách “Trồng Người” của Đảng, để cho tư tưởng dân Việt thấm dần trước khi dâng trọn mảnh đất cha ông của chúng ta cho Tàu Cộng..
Với chính sách này, CSVN cũng đã chủ trương phân hóa Phật giáo bằng cách tạo ra sự hiềm khích giữa hai tông phái lớn là Nam Tông và Bắc Tông, bằng một thủ đoạn đầu độc người Phật tử sa cơ về hình ảnh: Đức Phật A Di Đà, Đức Quán Âm Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên… là một truyền thuyết phát xuất từ Trung Hoa! Mà những người học Phật hành trì theo pháp môn Tịnh Độ đều hiểu rằng Đức Mục Kiền Liên và Ngài Xá Lợi Phất là hai Đại đệ tử của Đức Thế Tôn khi còn tại thế. Còn về cõi Tây Phương Cực Lạc có đức Phật A Di Đà, cũng đã được Đức Thích Ca Mâu Ni dạy bảo, nên Hoàng hậu Vi Đề mới biết tới, mà ăn năn nguyện khi xả thân được sinh vào cõi thanh tịnh bất sanh, bất diệt.
Trong kinh Di Giáo Đức Phật đã dạy: “Giới luật còn đạo pháp ta còn”.
Từ ý nghĩa đó ông cha ta cũng có câu: ” Văn hóa Việt còn thì còn tất cả; ngược lại văn hóa việt mất đi thì đất nước Việt cũng chẳng còn”
Tiếng Lòng Ta xin được trưng dẫn bài pháp “Hoàng Hậu Vi Đề Với Pháp Môn Tịnh Độ”, hầu Phật tử chúng ta hiểu thêm Phật pháp mà hành đúng chánh pháp và cũng để gìn giữ mảnh đất cha ông- .TLT
Duơng gian là cảnh
Tịnh Ðộ là quê
 Sống thì ta ở
 
Chết ta trở về
Trong lúc đức Thích Tôn còn tại thế, ở Ấn Độ có vua Tần Bà Sa La, nước giàu dân mạnhtiếng oai hùng khắp cả bốn phương, chư hầu thảy đều quy phục.
 Song không bao lâu, ông bị nghịch tử là A Xà Thế, sanh lòng ác muốn hại để đoạt ngôi. A Xà Thế bắt phụ hoàng giam vào ngục tối và cấm không cho ai được vãng lai. Hoàng hậu Vi Đề mật lo với ngục tốt lén đến thăm, khi vào bà thấy vua ngồi trong ngục tối, nhan sắc tiều tuỵ, tinh thần bạc nhược sắp chết vì đói! Hoàng hậu vật mình chết ngất, sau khi tỉnh dậy, về cung, bà tìm phương cứu chồng. Hoàng hậu mới hoà bột cùng mật làm chuỗi anh lạc mỗi khi vào thăm bà đỗ ra cho vua dùng, nhờ vậy mà vua Tần Bà Sa La cầm chừng khỏi chết. Nhưng rũi thay, cơ mưu bại lộ, A Xà Thế biết được, ông giận quá xách gươm tìm mẹ để giết, may có vị đại thần can, bà mới thoát khỏi, song bị giam vào lảnh cung. Từ đó hoàng hậu không thể đem thức ăn cho vua được nữa. Ôi! Còn chi đau đớn bằng mình bị tù ngục, và cảnh tượng chồng đói sắp chết, hiện ra trước mắt! Bà kêu gào khóc than đến nỗi hai mắt gần mờ; nhân đó bà nhận thấy cuộc đời giả dối, ngai vàng là lao ngục, danh lợi là gông cùm, ân ái như hổ lang, địa vị như rắn độc.
Khi ấy bà liền nhớ đến Phật và cầu được gặp Phật, nhờ sự cảm thông, ĐứcThế Tôn ở trong Kỳ Hoàn tinh xá, vận thần thông trên hư không cùng các đệ tử hiện vào trong lãnh cung. Trong khi bà đang quỳ gối chắp tay hướng về đấng Đại Giác, bổng thấy hào quang chói khắp, bốn vách tường lạnh lẽo trở nên ấm áp. Ngững đầu lên bà thấy Phật; bà tủi mình khóc lóc đảnh lễ đức Phật và các vị Thánh chúng mà bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, không biết con đã gây nên tội gì mà nay sanh đứa con đại ngỗ nghịch đến nỗi toan giết cha, giam mẹ để đoạt ngôi? Nay con được may mắn gặp Phật, nguyện đức Như Lai cứu độ cho con xả báo thân này, để được sanh vào thế giới nào đừng gặp nghịch tử và chịu những điều oan khổ như ngày nay.
Đức Thế Tôn dịu lời an ủi: Hoàng hậu hãy bình để nhớ lại chuyện xưa. Khi hoàng hậu chưa sanh Thái Tử thì Đại Vương và hoàng hậu đêm ngày lo buồn, cầu các vị thần linh để mong sanh con quý.
Vì lòng quá tin tưởng nên một đêm kia Đại Vương chiêm bao thấy thần mách bảo: “Trên trái núi cao cách thành mấy dặm có vị Tiên nhơn đang tu trên ấy, khi xả báo thân sẽ làm con bệ hạ”. Lúc tỉnh dậy vua kể cho hoàng hậu nghe và truyền xe giá đưa đi, đến nơi quả nhiên thấy vị Tiên nhơn đang tĩnh toạ dưới gốc cây, vua quỳ làm lễ, và đem việc mình cầu tự cùng điềm chiêm bao mà thưa với đạo sĩ. Vị đạo sĩ nghe xong nhập định một lúc lâu rồi bảo: “Qủa có như vậy, song tôi còn ba năm nữa mới ly khai được xác thân này, vậy bệ hạ hãy chờ”. Vua nghe xong, buồn rầu, thưa lại: “Mạng người vô thường đâu có hẹn được, xin Ngài từ bi mau mau cho tôi được như nguyện, nếu chờ ba năm lâu quá, biết tôi có sống mà đợi chăng?” Vua năn nỉ rất lâu mà không được; phần quỳ đã mỏi gối, ông liền nổi xung bảo xẳng: “Trẫm làm vua trong một nước, chủ trị cả giang sơn, ngài tuy tu hành song cũng ở ttrong đất nước trẫm, nay trẫm đã hết lời yêu cầu, nếu ngài không nghe chắc không được”. Đạo sĩ ngậm ngùi rồi bảo: “Mạng tôi chưa hết, bệ hạ lấy thế lực bức tôi, nếu tôi không nghe chắc sẽ nguy hại, song tôi nghe, thì khi vào làm con ngài, tôi sẽ hại bệ hạ mà đoạt ngôi thật là đáng tiếc”. Đạo sĩ nói xong tự vẫn mà chết; và bắt đầu hoàng hậu có thai, nhưng vua rất buồn vì câu nói và cái chết của đạo sĩ vẫn ám ảnh trong lòng.
Chẳng bao lâu hoàng hậu sanh thái tử, vua đem việc ấy bàn với hoàng hậu và cả hai đồng tình quăng con từ lầu cao rơi xuống cố cho thái tử chết, nhưng thái tử chỉ gảy một ngón tay mà lại lớn rất mau, diện mạo càng lớn càng đẹp đẽ, oai nghiêm, tư chất lại thông duệ khác thường, làm cho vua và hoàng hậu yêu quý như ngọc minh châu và quên lần câu chuyện cũ.
Tiếng Phật êm dịu như tơ đàn la miên, Vi Đề hoàng hậu vừa nghe vừa nhớ lại việc ác của mình, nên dịu lòng đau khổ và ăn năn tội lỗi, bà liền đảnh lễ Phật, cầu Phật dạy cho phương pháp tu hành để diệt tội và khi xả thân, được sanh về thế giới thanh tịnh bất sanh, bất diệt.
Đức Thế Tôn phóng hào quang sáng chói hiện ra tất cả thế giới trong mười phương, trong đó có một thế giới hoàng hậu nguyện sanh về tức là thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, cõi nước ấy an vui, không thấy khổ, nghe khổ và chịu khổ. Nhân đó đức Phật dạy cho bà pháp môn Tịnh Độ là chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà để cầu vãng sanh theo chí nguyện. Bà chí tâm chuyên niệm đêm ngày không hở, nhờ vậy mà bà hết sự buồn khổ và chuyển được lòng ngỗ nghịch của Thái Tử. Nên từ khi giam mẹ vào lảnh cung một thời gian ngắn, một hôm A Xà Thế thấy lòng bâng khuâng và nhớ lại mẹ, nhớ tội ác của mình ông bèn tự vào lảnh cung thăm mẹ.
Khi ngục tốt tận lực đẫy cánh cửa sắt nặng nề, A Xà Thế bước vào, bỗng ông dừng lại, ông đã thấy gì? Ông thấy mẫu hoàng tĩnh toạ trên tấm đá lớn hai tay chắp trước ngực mắt hơi nhắm, nét mặt điềm đạm hiền từ, mặc dù trời lạnh ở trong cung lạnh mà bà vẫn thãn nhiên, dừng vài phút, ông rón rén đén bên và như một cái máy ông quỳ sụp xuống chân mẹ, hoàng hậu giật mình mở mắt thấy A Xà Thế, bà nhẹ nhàng để hai bàn tay lạnh lên đầu con…
Chúng ta ngày nay biết pháp môn niệm Phật là khởi nguyên từ đó. Nhưng chắc có người sẽ bảo: Người ta sở dĩ vì cực khổ quá gặp nghịch cảnh như hoàng hậu kia thì mới niệm Phật để cầu giải thoát samh về cỏi nước an vui; còn những người sang cả, họ sanh trên nhung lụa, sống trong đài các, gia đình sum hiệp, ân tình nồng hậu v.v… như vậy là đủ lắm rồi, dù có sanh về Cực Lạc cũng hưởng thế là cùng thì còn niệm Phật làm chi?
Nói vậy mới nghe qua như tuồng có lý, song chúng ta nên biết, cảnh vui ở đời không có gì chắc chắn, xem như vua Tần Bà Sa La khi còn trên ngôi báu ai ngờ có ngày nhịn đói trong ngục tối tăm, hoàng hậu Vi Đề khi còn trên lầu ngọc ngờ đâu có ngày tù tội, ngồi trong cung lạnh, đến nổi trước sân hoa phủ đầy rêu lục, trên màn gấm nhện phất nhiều lớp tơ sầu…đấy là chưa kể những cái mà ta muốn mà không được như: cha già không muốn con chết, vợ trẻ không muốn chồng xa, oan gia không ưng gặp, ân ái chẵng ưa lìa, vậy mà không cảnh sanh, ly, tử, biệt, oán thù chạm trán, ân tình chia phối cứ tiếp diễn hoài trước mắt, lại còn ưa muốn tuổi ta đừng già, thân ta đừng bệnh mà có được đâu!
Hiện giờ những người giàu sang gặp thuận cảnh như giòng nước chảy, là nhờ đời trước tu phước, cúng dường, bố thí, hoặc giữ năm giới, làm lành hiếu thuận cha mẹ, hoà kỉnh anh em, nên nay cảm được phước báo như vậy. Song những phước ấy chỉ là hữu lậu của nhân thiên… nếu hưởng hết thì phải sa đoạ, nếu không gây nhân vô lậu thì khi hết phước cũng phải đoạ lạc các loài. Phước ấy cũng ví như cây đại thọ giữa bãi sa mạc, khách bộ hành chỉ tạm dừng bánh xe thiên lý, dũ bớt bụi phong trần, nghỉ nghơi trong chốc lát, chứ không thể thường tồn, vĩnh viễn vô lậu giải thoát và an lạc muôn đời muôn kiếp.
Nhưng ngược lại, có người sẽ bảo: kẻ giàu sang thì niệm Phật dễ, còn người nghèo khó, áo không đủ che thân, cơm không đủ no lòng, lặn lội trong cảnh lầm than, không còn đủ nuôi con có rảnh rang chi mà niệm Phật?
Nghe những lời than thân ấy, thật cũng não lòng, song có biết đâu, sự thiếu thốn ngày nay là kết quả do đời trước tham lam, keo rít, ích kỷ v.v…
Như vua Tần Bà Sa La và bà hoàng hậu kia trong một kiếp mà quên được tội ác của mình, đến khi gặp hoạn nạn rồi trở lại oán trời trách đất, nếu không nhờ Phật nhắc lại thì đâu có nhớ mà vui lòng đền tội,chịu sám hối và niệm Phật để cầu vãng sanh?
Hỡi các bạn nghèo ơi! Đừng than trách, hãy chăm lòng niệm Phật để chuyển họa thành phúc ‘‘Như hoàng hậu kia nhờ niệm Phật mà chuyển được lòng con ngỗ nghịch”. Nếu chấp chặt, không chịu nghe, thì kiếp đã không thấy mặt trời phúc huệ, mà kiếp sau cũng khó tránh khỏi cảnh lầm than hơn nữa.
Nói tóm lại, dù giàu, dù nghèo, cũng đều mang cái thân nghiệp báo, sống trong cõi đời ô trược này, dẫu có giàu sang, ăn ngon, mặc đẹp, nhưng một ngày thân lìa khỏi xác, thì bao nhiêu ngon, đẹp cũng đành để lại, mà chỉ đem một mớ nghiệp đi theo, rồi lại thọ thân khác trong ba đường, sáu cõi.
Vả lại, pháp môn niệm Phật không phải chỉ dạy cho hàng phụ nữ như Vi Đề hoàng hậu, hay là những tâm hồn ly tục ở trên sơn dã; mà chính là dạy chung cho tất cả hàng Phật Tử tu theo. Pháp môn Niệm Phật sẽ giúp ta bỏ bớt lòng vị kỷ nhỏ hẹp, tung vãi tình thương khắp cả muôn loài. Với những ai đương hoài bảo một chí nguyện yêu đời, thương nước, muốn đem vinh quang trở về với nhân loại, người ấy chăm niệm Phật sẽ giúp cho họ ý chí sáng suốt, bình tĩnh hăng hái, bền dẽo thêm lên, họ sẽ cương quyết chống đỡ mọi trở lực mà đi đến chỗ thành công của họ, niệm Phật tức là niệm những đức tánh bi, trí, dũng của chư Phật. Thiết thực hơn, niệm Phật tức là niệm thiện, tâm ta không niệm thiện thì sẽ niệm ác, sở dĩ ngày nay màn tang tóc kéo đầy vũ trụ bao phủ lên tất cả mọi gia đình dân tộc, cũng bởi vô số niệm ác của chúng sanh chung kết lại.
Nếu chúng ta tất cả đều niệm Phật, một nhà niệm Phật thì một nhà không niệm ác, rộng lần ra một nước thì một nước sẽ được hoà bình an vui.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một thái tử,Ngài bỏ cả giang sơn gấm vóc, tình ái ở đời, để đi tìm hạnh phúc chung cho nhân loại; một đêm kia, Ngài thoát áo cẩm bào,cởi vòng anh lạc, một mình trốn vào núi tuyết, sáu năm khổ hạnh, chịu đựng bao nhiêu sự nhớ nhung và gian nguy của thú dữ rừng hoang, để tìm phương cứu đời thoát khổ.
Với sự hy sinh cao cả, với một trí dũng phi thường, với tấm lòng thương không bến hạn ấy, lẽ nào những lời dạy bảo phương pháp của Ngài không làm vơi bớt đôi phần ác niệm để gây nền hạnh phúc an lạc cho nhân loại.
Đến đây, chúng tôi thâm trọng cầu cho tất cả chúng sanh thảy đều tin Phật, niệm Phật như bà Vi Đề hoàng hậu sẽ thấy kết quả tốt đẹp cho mình và cho người, cho gia đình và xã hội.

Thích nữ Thể Quán

No comments:

Post a Comment