Monday 23 November 2015

[QUE ME] Dư luận quốc tế về bức Thư ngỏ gửi Tổng Thống Obama can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ


[Đài Á Châu Tự Do] HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về thư ngỏ gửi TT Obama 

2015-11-19 | Ỷ Lan, thông tín viên Đài Á châu Tự do (RFA) | Đài Á Châu Tự Do

Ỷ Lan, thông tín viên RFA (2015-11-19) - Trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama lên đường sang Đông Nam Á tham dự các Thượng đỉnh, hôm 12 tháng 11 vừa qua, 12 tổ chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 chữ ký của các nhân vật trên thế giới, từ những Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, lãnh đạo tôn giáo, Giáo sư Đại học, nhà tư pháp, nhà văn, nhà báo, 23 Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Thượng viện Anh quốc, đến các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, dân chủ, đã ký Thư ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho người Tù nhân vì Lương thức lâu năm nhất tại Việt Nam, là Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua.

Chuyển lời biết ơn sâu xa

Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ
Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ

Chúng tôi gọi điện về Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn hỏi cảm tưởng Đức Đệ Ngũ Tăng Thích Quảng Độ, được Ngài cho biết như sau:

HT Thích Quảng Độ: Trước hết tôi xin Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chuyển lời biết ơn sâu xa của tôi tới tất cả quý vị, Giải Nobel Hoà bình, tất cả các học giả, các giáo sư đã bao nhiêu năm quan tâm đến vấn đề. Trước hết là vấn đề của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã, đang, và sẽ còn bị đàn áp, và bản thân tôi, cũng đã bày tỏ quan điểm và bênh vực sự tự do của tôi. Tôi xin cảm tạ tất cả những tấm lòng của quý vị mà tôi đánh giá rất cao. Không những bây giờ mà đã bao nhiêu năm qua đã quan tâm đến trước hết vấn đề tồn vong của GHPGVNTN, mà thứ hai nữa là quan tâm đến Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và tôi, là những người đã tiếp tục đương đầu với chính quyền Cộng sản để đòi, không riêng gì quyền lợi của Giáo hội, mà cái chính là phải có dân chủ cho toàn dân Việt Nam. Bởi vì trên thế giới hầu hết các dân tộc đã được hưởng tự do, dân chủ và hoà bình. Riêng Việt Nam dưới chế độ Cộng sản suốt từ gần một trăm năm qua cho tới bây giờ vẫn chưa có dân chủ. Vì thế suốt bốn chục năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã nỗ lực đòi hỏi chính quyền Cộng sản Việt Nam phải trả lại dân chủ, tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Do đó, chúng tôi yêu cầu Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải chuyển đổi chính trị từ một chế độ độc tài toàn trị sang một chế độ dân chủ tự do để toàn dân có quyền hưởng nền tự do dân chủ thật sự. Cố Hoà thượng Huyền Quang thì đã tịch rồi, còn tôi cho đến bây giờ, cho đến giờ phút này, tôi vẫn tiếp tục sứ mệnh đó cho đến chừng nào mà dân tộc Việt Nam được hưởng một chế độ tự do thực sự thì chúng tôi, Giáo hội nói chung, và cá nhân tôi nói riêng mới có thể — hợp tác với chính phủ hiện tại. Còn chừng nào mà chính phủ Việt Nam hiện tại mà còn chế độ độc tài toàn trị, chừng đó Giáo hội không thể nào hợp tác với họ được. Đó là đường lối của Giáo hội. Cho nên tóm lại, chừng nào còn chế độ độc tài toàn trị thì Giáo hội còn phải đương đầu, còn phải đòi hỏi cho đến không còn người nào nữa thì mới thôi. Đó là quan điểm của chúng tôi. Đến giờ này thì như thế. Có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục đòi hỏi nhà nước này.

Bây giờ họ thay đổi kinh tế, họ theo kinh tế thị trường, nhưng họ không chịu thay đổi chính trị. Cho nên họ mới đưa nền kinh tế gọi là kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Chắc là tin tưởng… mà các nhà kinh tế học chưa có nền kinh tế nào gọi là kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là thị trường, còn định hướng gì nữa.

Nhưng mà họ định hướng Xã hội chủ nghĩa để họ giữ chủ nghĩa Cộng sản. Họ đổi mới kinh tế thì họ tồn tại. Nhưng mà họ không đổi mới chính trị, bởi vì họ đổi mới chính trị tức phải dân chủ. Dân chủ tự do mà toàn dân được hưởng thì họ mất Đảng. Do đó họ rất sợ mất Đảng Cộng sản, nên họ theo kinh tế thị trường, họ tồn tại để giữ cái Đảng.

Cho nên chúng tôi phải đòi hỏi nhân quyền và tự do, chuyển đổi kinh tế thì phải chuyển đổi chính trị. Kinh tế thị trường phải có dân chủ hoá, kinh tế mới phát triển đồng đều. Đó là quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ năm 1975 đến giờ. Quan điểm đó tôi vẫn tiếp tục theo đuổi. Có nghĩa là bao giờ chế độ Cộng sản này chuyển đổi từ một chế độ độc tài toàn trị sang một chế độ tự do dân chủ thật sự thì Giáo hội chúng tôi, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mới chấm dứt cuộc vận động dân chủ, nhân quyền theo đuổi từ bốn mươi năm qua.

Ỷ Lan: Nếu có một lời gửi tới Tổng Thống Obama, thì Đức Tăng Thống sẽ nói gì?

Thích Quảng Độ: Bây giờ cái chuyện giao thiệp giữa Hoa Kỳ với Việt Nam thì theo tôi Hoa Kỳ họ có giao thiệp với Việt Nam. Nếu họ giúp, chân thành giúp đỡ dân tộc Việt Nam có một nền dân chủ cũng như là Hoa Kỳ chẳng hạn. Trong cuộc giao thiệp ấy mà có đặt ra vấn đề trao đổi kinh tế họ cũng sẽ đề nghị nhà nước này chuyển đổi từ một chế độc độc tài toàn trị sang một chế độ dân chủ tự do. Nếu Hoa Kỳ làm được cái đó thì chúng tôi rất là tin tưởng, mà Hoa Kỳ có khả năng, có thể làm được. Nhất là bây giờ.

Cho nên tôi chỉ muốn đề đạt đến Tổng Thống quan điểm của Giáo hội chúng tôi từ trước đến nay bao nhiêu chục năm qua. Chỉ muốn làm sao cho dân tộc Việt Nam cũng được tự do dân chủ như là dân tộc Hoa Kỳ nói riêng, và toàn thể các dân tộc dân chủ trên thế giới nói chung.

Nhưng cái nguyện vọng của GHPGVNTN từ năm 1975 thế kỷ trước đến bây giờ vẫn tiếp tục cái đường lối như thế, chỉ bao giờ chúng tôi đạt được mục đích dân chủ hóa toàn dân Việt Nam, thì Giáo hội mới chấm dứt hoạt động đòi hỏi. Còn chừng nào mà toàn thể dân tộc Việt Nam chưa có chế độ dân chủ thực sự như vậy, thì chúng tôi vẫn còn tiếp tục, còn người là chúng tôi vẫn tiếp tục, cho đến khi nào dân tộc Việt Nam đạt được tự do dân chủ thực sự thì chúng tôi mới chấm dứt vận động cho mục tiêu đó.

Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris.

[Radio Free Asia] Monk of Banned Buddhist Church Reaffirms Commitment to Democracy in Vietnam

2015-11-19 | | Radio Free Asia

The head of a banned Buddhist church in Vietnam on Thursday expressed gratitude to the international community for advocating for his release from house arrest and reaffirmed his commitment to democracy activism in the one party communist nation.

Thich Quang Do, the 87-year-old leader of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), said he was honored by recent calls for U.S. President Barack Obama to push for his freedom when he meets with Vietnamese leaders on the sidelines of two regional meetings in the Philippines and Malaysia this week.

“I would like [to] send my deep gratitude to all the Nobel peace laureates and scholars who have paid great attention [to my situation],” Do told RFA’s Vietnamese Service in an interview from the Thanh Minh Zen Monastery in Ho Chi Minh City, where he has been under effective house arrest since 2003.

“It is for the UBCV, which has been under [government] oppression, and myself that they raise their voices and advocate for [us] … as we demand freedom from the government, not only for our church, but for all the people of Vietnam.”

A file photo of Thich Quang Do, patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, at the Thanh Minh Zen Monastery in Ho Chi Minh City. (AFP)
A file photo of Thich Quang Do, patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, at the Thanh Minh Zen Monastery in Ho Chi Minh City. (AFP)

Do said that since the UBCV’s late patriarch Thich Huyen Quang’s death in 2008, he had taken up the call for Vietnam’s communist government to “transition from authoritarianism to democracy,” and would carry on with his mission, despite his continued house arrest.

“Only then will our church and I be able to cooperate with the government,” he said.

“That is our church’s policy. As long as they maintain authoritarianism, we will continue our demand until nobody is left ... we want to see the Vietnamese people have democracy and freedom like the Americans and other citizens of the democratic world.”

Open letter

Do’s vow to continue his fight for democracy followed an open letter published Tuesday by the Paris-based Vietnam Committee on Human Rights (VCHR) and several other rights organizations calling on Obama to press Vietnam’s government for the Buddhist leader’s release.

Obama is scheduled to meet with Vietnamese leaders on the side of the Asia Pacific Economic Cooperation Summit and the U.S.-ASEAN and East Asia Summits in the Philippines and Malaysia this week.

The 90 signatories to the letter included Nobel Peace Prize laureates, religious figures, academics, journalists, legislators, and human rights defenders and democracy activists from around the world.

In an accompanying statement, VCHR noted that in Vietnam, religious leaders, activists and bloggers face harassment for peacefully expressing their views and lack a legal framework to protect them, at the same time the country seeks to strengthen economic and security ties with the U.S.

It said the signatories stressed that U.S.-Vietnam relations are only sustainable if they are “founded on the mutual respect of democratic freedoms and fundamental human rights,” including the freedoms of expression, association, religion or belief and movement.

The release of Thich Quang Do would be a “truly historic gesture” that would “give Vietnam the opportunity to demonstrate its willingness for progress, and reaffirm the United States’ determination to make human rights the cornerstone of this strengthened relationship,” they said.

‘Stand with him’

Carl Gershman, president of the Washington-based National Endowment for Democracy (NED) and a signatory to the letter, told RFA Thursday that as “a great voice for religious liberty,” Do “stands for something not just for Vietnam, but for the whole world, and it's very important that we stand with him.”

He praised Do’s work on behalf of democracy, human rights and freedom of religions, adding that it is “absolutely urgent that the president use his visit to Asia to try to seek his release.”

“[This letter] helps put pressure on the [Vietnamese] government—if they want to be respected in the world, they cannot imprison people like Thich Quang Do—and it also gives hope to someone like him,” Gershman said.

“You cannot either develop economically or have a good relationship with democratic countries if you imprison people like Thich Quang Do—it's simply inconsistent with those objectives. So if they want to continue along these lines, I think they should not only release him, but they're also going to have to open up politically.”

Activist monk

Thich Quang Do, a 16-time Nobel Peace Prize nominee, has spent more than three decades in detention for his peaceful advocacy work.

He was sent into internal exile in northern Vietnam for 10 years in 1982 for protesting the creation of a state-sponsored Buddhist Church and in 1995 was sentenced to five years in prison for organizing a rescue mission for flood victims in the Mekong Delta.

Released in 1998 due to international pressure, Do was later placed under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery, where his communications are monitored and he is denied freedom of movement.

Vietnam continues to “severely restrict independent religious practice, and repress individuals and religious groups it views as challenging its authority,” the congressionally mandated U.S. Commission on International Religious Freedoms (USCIRF) said in an annual report released in April.

The State Department included Vietnam on its list of Countries of Particular Concern (CPC) in 2004 but removed it from the blacklist two years later amid improving diplomatic relations, and has since ignored repeated calls from the commission to reinstate the country’s designation.

Reported by Y Lan for RFA’s Vietnamese Service. Translated by Viet Ha. Written in English by Joshua Lipes.

[Đài Á Châu Tự Do] Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ nói về tình trạng của HT Thích Quảng Độ 

2015-11-20 | Ỷ Lan, thông tín viên Đài Á châu Tự do (RFA) | Đài Á Châu Tự Do 

Ỷ Lan, thông tín viên RFA (2015-11-20) - 12 tổ chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 nhân vật trên thế giới, từ những Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tôn giáo, Giáo sư Đại học, nhà tư pháp, nhà văn, nhà báo… đã ký tên vào bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho người Tù nhân vì Lương thức lâu năm nhất, là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua. Chúng tôi hỏi thăm một trong 90 người ký tên là ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ về việc này.

Đứng bên cạnh Hòa thượng Thích Quảng Độ

Ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ (courtesy queme.net)
Ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ (courtesy queme.net)

Ỷ Lan: Thưa Ông Carl Gershman, ông đã ký tên vào Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Obama xin can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Lý do gì khiến ông tham gia ký tên như thế?

Carl Gershman: Tôi nghĩ rằng ngài Thích Quảng Độ không riêng là một hình ảnh dũng cảm tại Việt Nam đã từng bao nhiêu năm tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo từ thập niên 60. Hòa thượng đã bị bắt giam từ năm 1963, và từ đó, không ngừng đấu tranh chẳng chút nào do dự. Hòa thượng là tiếng nói cao cả cho tự do tôn giáo, bảo vệ sự độc lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) thoát ly sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Tôi nghĩ rằng Hòa thượng đứng lên tranh đấu không riêng cho Việt Nam, mà cho toàn thể thế giới. Rất, rất quan trọng để chúng ta đứng bên cạnh ngài. Hòa thượng đã từng được đề cử 9 lần làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình, Hòa thượng còn đoạt nhiều giải Nhân quyền nổi danh khác, trong đó có giải “Tôn vinh nhà Dân chủ dũng cảm” của Phong Trào Dân chủ Thế giới. Hòa thượng là một anh hùng, ngài đứng lên bảo vệ các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Tôi nghĩ rằng chuyện tối khẩn mà Tổng Thống Hoa Kỳ phải nắm lấy cơ hội trong chuyến viếng thăm Châu Á này để đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống.

Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ
Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ


Ỷ Lan: Ông có nghĩ rằng sự liên đới quốc tế qua một lá thư thỉnh cầu mang lại tác động gì chăng?

Carl Gershman: Chắc chắn. Làm như vậy chúng tôi cũng nghĩ đến những tù nhân khác, vì đang có đông đảo tù nhân bị giam cầm trên toàn thế giới vì dám kêu gọi cho nhân quyền. Nhưng chúng ta chẳng bao giờ làm đủ để nhắc nhở tới từng người đang bị giam giữ, những người tù này đang cần giữ vững tinh thần, giữ vững tâm thức mà họ nhận được từ sự liên đới của kẻ khác. Đó là điều gây ra áp lực trên chính quyền. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam muốn được thế giới tôn trọng, thì không thể nào còn giam giữ những người như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và cũng là dịp đem lại nguồn hy vọng cho những người như ngài. Cho nên tôi nói: Chắc chắn! Và vô cùng thiết yếu cho chúng ta tiếp cận Tổng Thống Obama và các vị lãnh đạo trên thế giới cất tiếng tác động nhà cầm quyền Việt Nam.

Ỷ Lan: Tòa Bạch Ốc vừa ra lời tuyên bố về chuyến đi của Tổng Thống Hoa Kỳ ứng hợp với chính sách Hoa Kỳ về “Tái cân bằng Châu Á”, và cũng để thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam. Ông có nhận định gì về quan hệ Mỹ - Việt cho sự đổi thay tương lai tại Việt Nam?

Carl Gershman: Nhìn kỹ, thì Việt Nam đang muốn quan hệ tốt với Hoa Kỳ, trong khi quan hệ với Trung quốc thì gặp khó khăn. Quan hệ này nhằm phát triển kinh tế. Nhưng Việt Nam không thể nào phát triển kinh tế hoặc có quan hệ tốt với các quốc gia dân chủ, mà lại đồng lúc giam cầm những người như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Thật quá mâu thuẫn với mục tiêu của Việt nam. Cho nên, nếu Việt Nam muốn bước vào tiến trình họ nhắm thì họ phải trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, đồng thời với việc cởi nới chính trị.

Ỷ Lan: Xin được hỏi một câu chót. Ông có lời gì gửi tới các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam hôm nay không?

Carl Gershman: Như chị biết, tôi muốn nói với họ rằng, dù khó khăn đến thế nào, họ không bao giờ bị bỏ quên. Tổ chức NED của chúng tôi đang hoạt động giúp đỡ các bloggers. Chúng tôi muốn tỏ tình liên đới với những ai đang thấy họ bị hiểm nguy bị bắt giữ. Họ không cô độc đâu, và tôi nghĩ rằng họ nên kỳ vọng vào tương lai. Bởi vì tôi tin rằng dân chủ đang tiến hành tại Đông Nam Á và Đông Á, và rằng với sự phát triển kinh tế đang mang lại những áp lực ngày càng lớn, rất lớn cho việc mở cửa chính trị, mà tôi nghĩ không nên mất niềm hy vọng. Tôi nghĩ rằng lịch sử đang đứng về phía họ, họ đang có tình liên đới của những bằng hữu phương Tây.

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Chủ tịch Carl Gershman.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris.

Hoặc từ nguồn Đai Á Châu Tự Do :http://www.rfa.org/english/news/vietnam/monk-11192015154039.html


       

No comments:

Post a Comment