Tuesday, 3 November 2015

(Huệ Lộc) Đôi lời với nhửng hạng mê tăng quên hết lời Phật dạy, quên hết nhân quả đạo đức làm suy yếu Giáo Hội PGVNTN vốn là truyền thống của Chư Phật , Bồ Tát, và các chư vị Tổ Sư


Ngài Quảng Độ, một nhân tài hiếm có trong Tăng đoàn thế giới, củng như đã thành tựu trí tuệ và đức vô uý mà các phàm tăng không có được. Lời nói của Ngài vang dội khắp 3 cỏi, chư Phật và các Bồ tát cũng phải ngậm ngùi rơi lệ, chư quỷ thẩn long thiên còn phải hoảng kinh dựng gáy. Những hạng mê tăng ngu si, tham danh mê sắc quên hết lời Phật dạy, quên hết nhân quả đạo đức , ở nơi tham sân si đố kị, kễ chút công mọn, không kễ lời thầy , tổ, tự ý bỏ đi trách nhiệm người tu hành, tách ra riêng rẽ hoặc hợp tác với chúng ma tăng làm suy yếu Giáo Hội vốn là truyền thống của Chư Phật , Bồ Tát, và các chư vị Tổ Sư, cũng là huyết mạch của Phật Giáo Việt Nam. Chẳng vậy mà còn có ác tâm phá hoại và huỷ diệt lại Giáo Hội Chánh Thống của thầy tổ mình thì quả thật là đại đại lỗi lầm, còn mặt mũi nào thấy lại tiền nhân. Tiếng kêu sư tử bao giờ cũng hơn loài chồn chuột, vàng thật tuy ít nhưng bao giờ cũng quí hơn sạn sỏi. Ngài Quảng Độ tuy không nói nhiều nhưng mỗi lời nói đều chứa đựng trí tuệ siêu việt, đểu chứa đựng một tâm trạng Đại Từ Bi yêu nước non dân tộc, thử hỏi có ai khác hơn Ngài đã làm những điều đó chưa? Nhìn xem một đám sư quốc danh lén lút len lỏi vào giáo hội, đội lớp người tu, dùng sự quen biết thân thiện đễ phá sự thanh tu trong cửa thiền, với mưu đồ triệt tiêu Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất thật là hèn hạ; chỉ riêng trong nhân đạo giáo lý nhân phẫm con người cũng còn chưa đạt thành, huống chi nói đến chuyện mặc áo làm sư chỉ là trò che mắt thế gian, chớ sau tránh được mọi người nhìn vào? Đó là chưa nói quả theo nhân như bóng với hình, tạo nghiệp lảnh báo là điều báo ứng xưa nay chưa từng sai lệch. Kinh sách còn ghi lại, ở thế kỷ 16, bên Tàu có một người làm nghề mổ heo, một hôm đang khi mổ heo, ông thấy trên là gan heo có một hàng chử tên là Tào Tháo, thế ông mới hiểu ra Tào Tháo còn đầu thai lại làm heo, và không biết bao giờ mới hết. Gần đây trên Internet có câu chuyện bên Việt Nam người cha chết đã 8 tháng, đầu thai lại làm heo bên nhà hàng xóm, nhờ có chút dư phước cúng dường cho bậc chơn Tăng, nên mới hiện về trong giấc mơ báo mộng cho con trai và con dâu tổng cộng 3 lần, nhờ đó mà được con và dâu tìm kiếm mua về đễ phụng dưỡng. Những chuyện báo ứng nhân quả như thế có quá nhiều trong kinh sách cũng như ngoài thực tế, tại sao các người mê đó chưa lấy làm bài học cho bản thân mình. Được thân người rất khó, gặp hoàn cảnh tốt và Phật Pháp còn khó hơn. Có nhân duyên xuất gia tu hành là đã gần giải thoát, tại sao xem thường nhân quả, không biết quí trọng nhân phẫm làm người, xảo ngôn, lừa dối bạn thầy thì ắt là chung quanh không ai còn kính trọng, hoạn hoạ ắt chiêu thân, khi chết thần hồn đối án lão Diêm Ma, đến chừng đó thì tình thân như cha con cũng không ai cứu được. Như Ngài Ấn Quang Đại Sư thường nói: lở rơi vào bụng con chó cái thì phải làm sao? Sao bằng bỏ tối tìm sáng, tự mình cứu mình quay đầu trở về chánh đạo, tận dụng tài sức mà phò trì huyết mạch của thầy tồ mình là Phật Giáo Thống Nhất VN, đoái công chuộc tội như thế, thì mới xứng đáng là hàng Giáo Phẫm sáng giá, Phật sử ghi công.

Ở cuối thế kỷ thứ tư vào đầu thế kỷ thứ năm, một trong 2 vị Tổ sư sáng lập ra Duy Thức Pháp Tướng Tông là ngài Thế Thân. Lúc còn tu theo Tiểu Thừa, ngài viết luận và thuyết pháp công kích Đại Thừa vô cùng mảnh liệt, đến khi luận bàn Phật giáo Đại Thừa với người anh cùng mẹ khác cha, là ngài Vô Trước, thì ngài mới khâm phục Đại Thừa Phật Thuyết. Ngài vô cùng hối hận, lấy một con dao định cắt đi cái lưỡi của mình. Nhưng ngài Vô Trước đã khuyên giãi và thuyết phục Ngài giử gìn nguyên vẹn thân thễ để xiễn dương và truyền bá Đại Thừa. Ngài Thế Thân y lời, từ đó chuyển sang tu tập và nghiên cứu Duy Thức Đại Thừa, mang hết tinh thần viết ra nhiều luận trong dó Ngài có làm quyển Thích luận cho quyển Nhiếp Đại Thừa Luận của Ngài Vô Trước. Chính quyển Nhiếp Luận cùng với 5 quyển kinh khác như Du Dà Sư Địa Luận, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng Già , và Kinh Lăng Nghiêm được làm cơ sở cho Duy Thức Tông sau nầy. Vì trí tuệ siêu phàm và hạnh nguyện cao cả của ngài Thế Thân mà sau nầy Ngài được tôn xưng như một vị Bồ Tát vỉ đại có công khai sang ra Duy Thức Tông cùng với người anh là Bồ Tát Vô Trước. Cũng may là ngài quay lại với Đại Thừa, nếu không thì hậu quả thê thảm khó lường. Đó là chỉ nói sự lầm lỗi trong sự bất đồng chánh kiến do phân biệt Tiểu Thừa và Đai Thừa, còn sự phá hoại lại công trình Giáo Hội thì rõ ràng lỗi lớn nặng hơn quá nhiều. Hởi ai đó, nếu còn tấm lòng người thì hảy quay về với chánh đạo, ngọn bút lich sử đã và đang chấm mực, dòng nghiệp lực cá thể củng đang bắt đẩu chuyển hướng. Thiện hay ác, phước hay tội, đều do tự mình làm tự mình chịu, xin chớ xem thường. Thân người khó được, Phật pháp khó tìm. Có rồi lại bỏ, tìm được rồi không biết quí, đến khi mất hết, bịnh tật, tuổi già , mắt nhắm thần mê, đường về mù mịt, thì tự nhiên sa vào ác đạo, tránh sao khỏi cảnh gươm đao , lửa bỏng? Hôm nay tạo ác nghiệp cho kẽ khác hưởng vui, đến khi phước chung mạng tận thì một mình lảnh chịu tất cả, thì đâu phải là người sáng. Vài lời nhắn gởi khách thế gian, thiên đàng hữu lộ không bước tới, địa ngục vô môn cứ mãi tìm.


Đường đi rộng mở, không ai đẩy
Đừng bảo người xui, họa chẳng kiên
Nước biếc non xanh, bao giờ đổi? 
Tâm người điên đão , thấy ngã nghiêng

Huê Lôc 

No comments:

Post a Comment