Sunday 25 September 2016

(Hương Trần) Xin chia xẻ bài viết của ông Nguyễn Hy Vọng v/v: Ba điều quý nhất của Phật giáo ???


Thưa qúy vị d/d, thưa ông Nguyễn Hy Vọng,

Trước hết, tôi xin trân trọng cáo lỗi cùng qúy vị nào ủng hộ bài viết của ông Nguyễn Hy Vọng dưới đây, vì những gì tôi chia xẻ sẽ gột tẩy những u mê của loài người để lòi ra sự xuẩn dại của chúng. Dĩ nhiên, một khi tẩy gột thì sẽ tạo ra sự cọ sát và khó chịu, do đó tôi xin được một lần nữa trân trọng cáo lỗi cùng qúy vị trên d/d.

Đúng ra tôi đã viết lời chia xẻ với bài viết dưới đây của ông Nguyễn Hy Vọng do bà TTNTT gửi ra, nhưng vì tôi bận công việc nên phải làm gấp, đợi đến hôm nay tôi mới có giờ để chia xẻ với ông. Tôi xin được tuần tự dựa theo từng phần trong bài viết của ông để chia xẻ với ông như sau:

TAM BẢO?

Tam Bảo là 3 ngôi qúy của Nhà Phật chứ không phải là điều, bỡi Tam Bảo không nằm trong vật thể của sắc dục, do đó gọi là Ngôi, cũng có nghĩa là chỉ đích mà không có điểm tựa của vật thể.

_ Phật Bảo: Ngôi, hoặc là Chỉ Đích của những Vị đã thấu triệt về chúng sanh pháp cũng như Phật Pháp và đã tự mình gột bỏ những chướng ngại bản thân để đi đến giác ngộ một cách rốt ráo, không còn chút bụi trần nào trong Tâm, Khẩi, Ý. Những Vị này cho dù có tái thế cũng sẽ không bị trói buộc bỡi chúng sanh pháp, cũng không bị trôi lăn trong chúng sanh pháp và có thể độ người bằng phương tiện để lèo lái chúng sanh trong đường ô trược. Dĩ nhiên chỉ có thể độ được những chúng sanh hữu duyên, chúng sanh chưa đủ duyên thì phải đợi cho đến khi đủ duyên mới độ được, không cưỡng cầu, không ép, tất cả tùy duyên.

_ Pháp Bảo: Tất cả mọi sự việc hữu hình, vô hình sanh diệt trong thế gian, cho dù là chúng sanh pháp hoặc Phật Pháp đều là Chỉ Đích cho việc học hành, tu tập để hướng đến sự trong sáng, đạo đức. 

_ Tăng Bảo: Là những Vị Tu Sĩ đã thấu triệt Pháp và đã và đang dần đi đến cứu cánh giải thoát những ô trược, u minh, đau khổ, Chỉ Đích của sự trong sáng, đạo đức, Tử Bi, Hỷ Xả, vì Đạo, vì đời tùy duyên độ chúng.

Sau đây tôi xin được chia xẻ những phần mà ông Nguyễn Hy Vọng phân tích về Phật, Pháp, Tăng Bảo.

1_ Phật Bảo: Trong cõi Phật có hằng hà sa số Phật. Trong cõi Bồ Tát có hằng hà sa số Bồ Tát. Trong cõi Alahán có hằng hà sa số Alahán. Trong cõi Chư Thiên, Thần, Thánh có hằn hà sa số Chư Thiên, Thần, Thánh. Trong cõi người có hằng hà sa số phàm phu Phật Tử đã có người tu hành rốt ráo hoặc chưa. Trong cõi Atula, ngoạ qủy có hằng hà sa số Atula, Ngọa qủy tu học Phật đã có công đức hoặc chưa. Trong cõi súc sanh có hằng hà sa số chúng sanh vẫn còn tâm hướng về Chánh Pháp, Phật Pháp hoặc không còn. Tất cả đều trước đây đã từng theo học Phật Pháp và đã từng theo học một Vị Phật, tùy vào căn cơ và hạnh nguyện của mỗi người cho nên cứ thế mà trôi lăn cho đến thời Ngài Thích Ca Mâu Ni, Ngài có nhiều đệ tử là vì trước đây Ngài đã thành Phật, phước tu hành của Ngài cao sâu. Sỡ dĩ Ngài sanh ra và qua chu kỳ sống và đi tìm chân lý là để cho thế gian thấy rằng muốn thành Phật thì phải trải qua nhiều trải nghiệm của sự cọ sát trong cuộc đời, phải biết quán chiếu mọi việc và biết suy ngẫm áp dụng đời sống cho tâm, khẩu, ý của mình, gột bỏ những u mê, si dại, đau khổ mà không tổn hại đến tâm, khẩu, ý của mình và của những sinh vật chung quanh. Ngài Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng của một người trong cõi phàm tu hành Đắc Đạo thành Phật, là kim chỉ nan cho chúng sanh noi gương mà tu hành, đó là vì Ngài đã có HẠNH NGUYỆN độ chúng sanh trong cõi thế giới đó, thời điểm đó. Tuy Ngài là biểu tượng nhưng chỉ để chúng sanh noi theo mà tu tập chứ không bắt chúng sanh phải bám lấy Ngài mà cầu xin quyền phép. Ngài chỉ là con đường dẫn đến Chân Lý chứ không phải là Chân Lý cho chúng sanh bám víu xin xỏ để rồi ương hèn không tự mình bước lên con đường để tự mình đi tìm Chân Lý, bỡi Chân Lý không phải là ai cũng không phải của riêng ai để ban cho hoặc van nài xin xỏ, Chân Lý vốn dỉ đã có sẵn nhưng chúng sanh u mê, si dại nên không thấy, do đó cần phải có người làm con đường và dẫn dắt chúng sanh thấy và đi trên con đường đó. 

Nói tóm lại, Hạnh Nguyện của Ngài Thích Ca Mâu Ni là làm con đường dẫn dắt chúng sanh lìa bỏ u mê, si dại, dẫn dắt chúng sanh tìm ra Chân Lý để đi đến cứu cánh Giác Ngộ chứ không phải Ngài thị hiện để đi tìm Chân Lý, do đó ông Nguyễn Hy Vọng hỏi rằng "Ngài có tìm được chân lý không?" Muốn trả lời câu hỏi này thì chính ông Nguyễn Hy Vọng phải tự mình bước lên con đường của Ngài và đi đúng theo con đường đó thì sẽ tìm ra câu trả lời.

2_ Pháp Bảo: Trong Phật Giáo có nhiều cánh cửa để đi vào căn nhà Pháp và cũng có rất nhiều Pháp để đi vào CÓ hoặc KHÔNG. Pháp Bảo có 2 chiều, 1 là chiều thuận, còn được gọi là CÓ, 1 là chiều nghịch, còn được gọi là KHÔNG. 

_ Pháp CÓ là tất cả những gì chúng sanh cho là PHẢI CÓ, PHẢI ĐÚNG, PHẢI ĐƯỢC, PHẢI LÀ. Hễ ai đi theo chiều thuận này thì sẽ luôn trôi lăn trong 8 ngọn gió độc như ông Nguyễn Hy Vọng viết ra : Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Ái biệt li khổ, Oán tăng hội khổ, Cầu bất đắc khổ, Ngũ ấm lạnh khổ. 
_ Pháp KHÔNG là tất cả những gì chúng sanh không muốn xa lìa, không muốn buông bỏ nhưng lại rất sợ khi nó tới và cầu khẩn để được có nó, cầu khẩn để cho nó đừng đến với mình cho dù phải bán luôn cả linh hồn mình, đó là: Diệt Dục, Diệt Sanh, Diệt Lão, Diệt Bệnh, Diệt Tử, Diệt Tham, Diệt Sân Si, Diệt Ái, Diệt Ngã, Diệt Kiến.

Khi chúng sanh đang hưỡng ân ái, hạnh phúc của bạc tiền, tình yêu, sức khỏe và sự trẻ trung đẹp đẽ của mình thì không bao giờ nghĩ tới tất cả nó chỉ là sự tạm bợ, mọi thứ sẽ theo thời gian mà hao mòn, do đó khi nghe nói tới bỏ đi, buông xuống để đi ngược lại sự mong cầu, mong uớc đó thì chúng sanh sẽ không chấp nhận, ví dụ như ông Nguyễn Hy Vọng và cũng như hầu hết tất cả mọi loài chúng sanh trên thế gian. Tuy nói vậy nhưng cũng không trách được chúng sanh, bỡi họ vốn dĩ quên hết tất cả những gì họ đã tu tập được trước kia vì thành qủa chỉ như hạt bụi, hoặc vì nhân duyên mà bị che lắp, do đó họ không nhận thức ra được bề trái của hạnh phúc là thất vọng, bế trái của sung sướng là đau khổ. Do đó, Đạo Phật thị hiện để chỉ dẫn chúng sanh nhìn rõ không những bề mặt của Pháp mà nhìn thấu được cả bề trái của Pháp, tuy nhiên. Trong thời mạt pháp không những chúng sanh không tu hành mà luôn cả những Vị có tu hành được chút thành qủa cũng bị chi phối bỡi ma lực của Tham, Sân, Si, Kiến, Ngã, Ái, Dục cho nên bị 8 ngọn gió độc lôi cuốn. 

Thời xưa khi Đức Phật còn tại thế, Ngài giảng Kinh và tùy vào căn cơ của mỗi đệ tử mà thâu thập lời Ngài giảng và mỗi đệ tử bước lên con đường Ngài trải ra mà tự đi theo bản năng căn cơ của họ. Con đường Ngài trải ra đã hơn 4500 năm, tam sao thất bổn, do đó sự giảng truyền tùy vào ý nghĩ và căn cơ của mỗi người cho nên nghĩa dựa trên văn tự chứ không dựa trên trí tuệ. Chữ DIỆT trong Nhà Phật không phải là giết chết hoặc chối bỏ, chữ DIỆT trong Nhà Phật có nghĩa là nhìn thấu suốt mà buông bỏ, đừng bám chấp cũng không cưỡng lại. Ví dụ như khi mình nỗi lên tánh tham thì mình phải biết đó là tham và nó không tốt, sẽ có hại cho mình, cho người. Hại như thế nào cũng phải hiểu quán triệt cái hại đó, sau khi nhìn thấy được sự tai hại của nó rồi thì buông cái tâm tham đó đi, thì tự như cảm giác của mình sẽ trở lại với trạng thái trước đây khi tánh tham chưa sanh, như vậy sẽ không khiến cho mình bị khó chịu và đau khổ khi không được nó hoặc bị mất nó đi, bỡi tất cả đều do PHÁP Nhân Duyên mà sanh, Nhân Duyên mà diệt, việc gì đến thì cứ đến, làm tròn trách nhiệm và không thẹn với lòng, đến nhưng không bám trụ, cũng không nắm bắt, hễ ai đạt tới được cảnh giới này thì tự nhiên sẽ nếm được hương vị của Niết Bàn. ĐÂY LÀ PHÁP BẢO. Tuy là Pháp Bảo nhưng không mấy ai dễ làm được cho nên chúng sanh cho đó là sai hoặc là không có gía trị.

Đáng tiếc cho ông cựu đại đức Huệ Nhật và một số người nào đó đã không nhìn thấy, không hiểu rõ để rồi phải lìa xa bản tánh của ông ấy và gieo mầm u mê cho những người khác, đây là một tai hại vô cùng, tôi phải xin chia buồn cho ông Huệ Nhật, người đã viết bài "Tại sao tôi không ở lại với Phật giáo" và cũng xin chia buồn với ông Nguyễn Hy Vọng vì u mê nên chấp vào lời nói của một kẻ u mê để cho là cứu cánh. Trên thế gian này cái gì cũng là PHÁP, làm sao để không bị PHÁP điều khiển, làm sao để điều khiển PHÁP để trở thành PHÁP BẢO thì phải biết lắng nghe, biết tu tập, nếu không thì sẽ bị cái NGÃ ÁI dìm mình trôi lăn trong Pháp thì sẽ không bao giờ thấy được PHÁP BẢO.


3_ Tăng Bảo: Những Vị lìa bỏ sự lưu luyến để vào cửa KHÔNG tu hành tìm đường GIÁC NGỘ độ sanh đều nằm trong hàng TĂNG, nhưng muốn được gọi là TĂNG BẢO thì những Vị này phải tu hành chơn chánh, phải ít nhiều thấu được PHÁP và thực hành PHÁP chơn chánh, đi trên con đường Chơn Lý và tu hành trên con đường GIÁC NGỘ thì mới thuộc hàng TĂNG BẢO. 
a,b_ Bất cứ ai cũng vậy đều là con người bằng xương bằng thịt, cho dù là Tu Sĩ Chơn Chánh đi nữa thì cũng bị chi phối bỡi nghiệp duyên, không ai dám bảo đảm trong cuộc đời của mình sẽ không gặp một số nghịch duyên, trái nghiệp, dù có vài lần sống không thật lòng với mình, với người, đó cũng là duyên nghiệp. Ai trong chúng ta có đủ thẩm quyền để lên án nhân duyên, nghiệp qủa của người khác? Không có ai cả, do đó đừng đặt câu hỏi và bắt người ta phải trả lời mà chỉ có thể nhắc nhở người ta mà thôi. Ở đây tôi không phải nói rieng các Tu Sĩ Phật Giáo mà tất cả các tu sĩ của tôn giáo khác cũng vậy. Nếu chúng ta thấy họ sai đường lạc lối theo sự nhận định của chúng ta thì chúng ta nhắc nhở, hoặc tìm hiểu xem nguyên do của sự sai lạc đó để giải quyết cho đúng, dĩ nhiên là chỉ có thể xử dụng cách này đối với những người có chiều hướng sám hối và sửa đổi. Trong thời mạt pháp này có rất nhiều loại tu sĩ không chơn chánh, mượn Đạo tạo đời sống sung túc hơn, vui thú hơn, những người này không thể gọi là Cao Tăng được mà chỉ có thể gọi chúng nó là ma qủy phá Đạo. 

Có lẽ ông Nguyễn Hy Vọng và qúy vị cho rằng tôi lèo lái câu nói của ông Nguyễn Hy Vọng sang chiều hướng khác mà không nói thẳng vào vấn đề? Thưa không, tôi đang sửa chữ những loại tăng mà ông Nguyễn Hy Vọng đặt câu hỏi, ông Nguyễn Hy Vọng không nên dùng 2 chữ CAO TĂNG cho những kẻ không sống thành thật với lòng mình và với người, bỡi những Vị được gọi là CAO TĂNG thật sự là những Vị sống cuộc đời trong sáng, trong đời của họ chỉ có mỗi một con đường Tu Hành, do đó lòng của họ chỉ là 3 chữ PHẬT, PHÁP, TĂNG, không có cái TÔI trong đó để sống thành thật, cũng không có những người khác và không có THẦY để gọi, tất cả mọi thứ đều là VAY MƯỢN. Vì thế cho nên, những Vị Cao Tăng đó sống thành thật hay không thì chỉ có họ tự biết, không cần phải trả lời, cho dù có trả lời thì ông Nguyễn Hy Vọng cũng không hiểu, không tin, như vậy trả lời làm gì để phải bị cộng với cái tâm nghi ngờ và bất kính của ông. Không trả lời là đã sống thành thật với lòng của họ đối với chính họ và với những người gọi họ là Thầy cũng như với chính ông Nguyễn Hy Vọng rồi đó.

c_ Đối với sự hiểu biết của ông Nguyễn Hy Vọng Phật Giáo chối bỏ tất cả qua câu nói "chân không diệu hữu" nhưng đối với những người tu học Phật Pháp không cho là Phật Giáo chối bỏ mà chúng tôi hiểu rằng Phật dạy tất cả đều là ảo huyền, có đó rồi mất đó, chỉ có không bám trụ thì mới là cứu cánh của Niết Bàn. Nói đến Niết Bàn tôi tin chắc là ông Nguyễn Hy Vọng cũng như phần nhiều người khác đều không hiểu mà co đó là một cõi nào đó, xin thưa rằng không phải. Niết Bàn có nghĩa là sự tự nhiên, không bám trụ, không quyến luyến, có nghĩa là NGUYÊN THỦY. Nguyên thủy là không có sự kết hợp, không có hình tướng, một khi NGUYÊN THỦY xuất hiện sự có mặt của bất cứ hình thể, vật thể, ý thể nào thì sẽ không còn NGUYÊN THỦY nữa, cho dù là sự vui sướng, hạnh phúc, thích thú trong một lúc cũng đã che mất đi NGUYÊN THỦY rồi. Chúng sanh thường lầm lẫn sự vui sướng, hạnh phúc, thích thú là Niết Bàn nhưng họ không hề biết cảm giác của NGUYÊN THỦY không giống như cảm giác của sự tạo ra bỡi nhân duyên, nghiệp qủa, do đó Phật dạy nếu còn chấp vào Niết Bàn thì vẫn còn tham luyến, ngoại trừ có thể bỏ hết tất cả những gì đã bị đem vào đặt lên NGUYÊN THỦY thì tự nhiên sẽ thấy sự thật của NIẾT BÀN. Ví dụ như một cái đĩa. Để có một cái đĩa thì cũng phải dùng nhiên liệu đất, sứ, sành, cát v..v.. và cũng phải nhờ bàn tay của người thợ cùng với máy móc để sản xuất ra cái đĩa. Sau khi cái đĩa thành rồi thì cái đĩa vẫn là cái đĩa trống không nhưng thật sự nó vẫn có cái đĩa. Đây là khía cạnh mà chúng sanh lầm tưởng hạnh phúc, sung suớng là Niết Bàn. Sau khi cái đĩa thành, chúng ta dùng để đựng đồ ăn, đồ vật v..v.. thì cái đĩa sẽ bị lắp đi bỡi những đồ vật đó, không ai còn thấy cái đĩa nữa mà thấy toàn đồ trong cái đĩa, cho đến khi nào đồ vật trong đĩa được lấy xuống hết thì cái đĩa vẫn y nguyên là cái đĩa, nhưng nó vẫn là vật do sự cấu tạo của nhân duyên mà thành, khi nào cái đĩa bị bể, bị đập nát đi thành một đống bột cát, sành, xứ thì nó trở lại hình dáng nguyên thủy của nó, nhưng nếu nó bị gío thổi bay tán loạn trong không gian và không còn chút gì hiện hữu thì nó mới thật sự trở về với tánh NGUYÊN THỦY của nó. Đây chính là CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU. Chúng sanh một khi nhận thức ra được đâu là Pháp, đâu là mình, đâu là nhân duyên mà tự thảo gở ra cho đến khi không còn thấy gì nữa thì mới gọi là NIẾT BÀN MÀ PHẬT DẠY. Cho nên, ông Nguyễn Hy Vọng kêu các Ngài Cao Tăng chia xẻ những gì ông cho là sự thật nhưng lại không có thật chút nào với Phật Tử là đã xúi dục người ta làm chuyện sai trái.

d_ Mỗi chúng sanh đều mang theo một gánh nặng của riêng mình do chính mình tạo tác, muốn giải thoát gánh nặng đó không ai hơn là chính bản thân mình phải tự bỏ nó đi. Có lẽ ông Nguyễn Hy Vọng tưởng rằng gánh nặng của ông đưa qua cho cha, mẹ hoặc anh chị em hay vợ con của ông gánh thì ông đã nhẹ nhỏm thân, nhưng ông không biết được sự nhẹ nhỏm bởi thân xác đó của ông đổi lấy sự đau khổ cho người khác, đồng thời đổi lại cho ông sự ích kỷ, phải biết rằng cái tâm ích kỷ luôn nặng nề hơn tất cả mọi gánh nặng khác, bỡi nó có thể cấu xé và giết chết tâm hồn của bản thân mình mà không ai gánh cái nặng đó cho mình được, đây là điều mà Phật nói Ngài không có quyền năng ban ơn hay giải cứu ai, bỡi vì Ngài biết Ngài không thể nào chia xẻ hoặc gánh bớt dùm những cảm giác trong tâm linh của chúng sanh. Sỡ dĩ Chùa có những buổi lễ cầu siêu, cầu an là vì bất cứ việc gì cũng đều không qua một cái TÂM. Mỗi Vị Phật trước khi tu hành thành Phật đều pháp những ĐẠI NGUYỆN, những đại nguyện đó không gì khác hơn là khi thành Phật thì sẽ quay lại độ chúng sanh ra khỏi đường đau khổ luân hồi. Để có được sự độ của Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thiên v..v.. thì phải có Tâm tin rằng có tu có chứng, biết pháp biết buông, luôn sống trong Đạo Đức thì tự nhiên TÂM THÀNH TỨC LINH. Chúng sanh không mấy ai có được cái Tâm này, chỉ có những người biết tu hành, tâm luôn trong sáng thì mới có thể khởi TÂM thì thông linh. Linh đây là các Vị trong cõi vô hình đã tu thành Chánh Qủa, cũng có thể là những kẻ tu luyện tà pháp và có thể giữ linh không luân hồi, một khi Chánh Tâm thông linh thì sẽ gặp Chánh Linh, tà tâm thông linh thì sẽ gặp tà linh. Những buổi lễ cầu siêu, cầu an cân phải có nhan đèn, hoa qủa lập bàn thờ trang nghiêm và phải nhờ vào những Vị Tu Hành có Chánh Tâm thì mới cầu Chánh Linh. Cầu Chánh Linh làm gì? Vì các Ngài đã tu hành vượt qua mọi đau khổ, khó khăn, 8 ngọn gió độc, 7 con rắn độc và vượt ra khỏi Tam Đồ, Lục Đạo cho nên hiểu rõ nỗi đau khổ của chúng sanh và nhận thấy được nhân duyên nghiệp qủa của chúng sanh, các Ngài có thể tùy duyên nương vào phước đức của chúng sanh để lèo lái họ đi vào qủa tốt trước để tránh được qủa xấu mà họ đang gánh chịu, do đó có câu nói rằng "Có Đức mặc sức mà ăn", "Phước có thể đỡ họa" là vậy.

Những người không hiểu sâu, không thông suốt được sự liên hệ giữa Trời và Đất, giữa chúng sanh và Chánh Linh thì không hiểu được Pháp Nhà Phật rồi cho rằng gỉa dối, lường gạt. Cũng có những người tin vào Pháp Nhà Phật nhưng lại không sáng suốt cho nên bị những kẻ gian dối lừa gạt, khiến cho những buổi Pháp Sự của Nhà Phật bị bôi nhọ và mất lòng tin, điều này không thể trách bọn lường gạt mà phải trách luôn cả những kẻ u mê bám chấp vào Thầy tôi, Chùa tôi. Đạo Phật là Đạo như thật, không hề lừa dối bất cứ ai. Tôi dám cam đoan rằng nếu người đã khuất đó khi sống là một người có đạo đức, biết thương yêu những mạng sống chung quanh và là người hiếu thảo thì cho dù họ còn bị vướng bởi những nghiệp xấu của trước kia tôi cũng có thể cầu siêu cho họ nhận được phước qủa trước để họ được vãn sanh về miền tốt lành để tu hành giải trừ nghiệp xấu của họ, ông Nguyễn Hy Vọng có muốn chứng kiến sự thật hay không?

e_ Lời Phật dạy gồm có 48,000 Pháp môn cho 48,000 loại chúng sanh, bất cứ chúng sanh nào tùy theo căn cơ của họ trong 48,000 Pháp môn này đều thực hành được cả, kể cả ông Nguyễn Hy Vọng vì 48,000 Pháp môn của Phật không chỉ để dạy cho Phật Tử mà cho tất cả chúng sanh. Ngài Thích Ca Mâu Ni nếu không thực hành được thì sao được xưng là Bổn Sư của cõi Ta Bà và lời truyền của Ngài vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay? Đã là Cao Tăng như ông Nguyễn Hy Vọng nói thì phải ít nhiều Đắc Đạo, tức là đã thực hiện được ít nhiều trong 48,000 Pháp môn Phật dạy và truyền dạy lại cho Phật Tử. Nếu Phật Tử có cúng dường cho các Vị Cao Tăng thì đó là họ đang gieo phước bằng cách nuôi dưỡng những Vị Tu Sĩ Chơn Chánh để tu hành thành Phật tương lai, như vậy tức là họ đã gieo nhân Phật thì bảo đảm trong một kiếp sau này họ sẽ thành Phật. Tôi không biết bài 10 câu hỏi vớu cựu đại đức Phật giáo nào đó viết cái gì, nói cái gì, nhưng nếu như theo lời của ông Nguyễn Hy Vọng thì tức là ông cựu đại đức nào đó đã KHÔNG HIỂU PHẬT PHÁP thì còn đọc hay hỏi ông ta về Phật Pháp làm gì cho mất thời gian, để thời gian đi học hỏi nơi những Vị tu hành Chơn Chánh và Đắc Đạo thì tốt hơn.

f_ Như tôi đã nói trên đây. Những Vị tu hành chơn Chánh Đắc Đạo để được xưng là Cao Tăng thì họ không còn cái họ nữa thì làm gì có "cái tôi" của họ để hãnh diện, họ cũng không có cái của họ để nhận sự tôn lạy của những người khác, họ chỉ thấy chúng sanh đang thực hành văn hóa hiếu nghĩa của họ mà thôi.

g_ Là Cao Tăng nếu còn một chút xíu Tham, Sân thì tôi công nhận, nhưng nói Si thì tôi không công nhận, bỡi đã là Cao Tăng thì phải nhận ra cái Si trước và diệt nó thì mới thấy được những cái Tâm khác mà diệt ít hay nhiều, nếu diệt được hoàn toàn thì Vị đó thật sự là TĂNG BẢO, là Phật rồi. Cho dù có một chút Tham, Sân thì cũng bị Trí Tuệ diệt ngay khi mới khởi lên thì làm gì mà còn? Ông Nguyễn Hy Vọng chưa hiểu thế nào là Cao Tăng nên toàn đặt những câu hỏi về phàm tăng không hà.

Kết:

Câu nói Vua của các Vua, Chúa của các Chúa là câu nói của đạo Thiên Chúa, đó là câu tự xưng của ông Giêsu chứ trong Đạo Phật không có ai tự xưng như vậy. Đức Thích Ca Mâu Ni cũng như một vài Vị Phật khác khi tại thế đã từng là Hoàng Tử sẽ được lên kế vị Vua. Lời của Đức Phật dạy Phật Tử chúng tôi không nhiều thì ít cũng hiểu được, chỉ có những người chưa đủ duyên mới không hiểu thì không thể trách được ai cả. Nếu nói đến Đức Phật là người đã bị sanh, lão, bệnh, tử đè bẹp thì thử hỏi ông Giêsu vì sao treo thập tự, vì sao đau khổ phải lên đồi cầu nguyện cha của ông ấy? Vì sao cũng chảy máu, cũng bị xé rách thân thể trước khi chết? Và vì sao ông ta cũng bị cái CHẾT ĐÈ BẸP trong khi tự xưng mình là đấng toàn năng? Chính bản thân của ông ta còn không cứu được ông ta thì đòi cứu ai? Lại còn nữa. Nếu nói chính ông ta và đức chúa trời tạo dựng nên muôn loài, muôn vật, tức là ông ta đã tạo luôn những kẻ ác, những kẻ giết người, những kẻ khủng bố để hủy diệt chúng sanh trên thế giới này hay sao?

Nếu ông Giêsu và cha của ông ta đã tạo ra những kẻ làm cho thế giới này hổn loạn thì không xứng đáng để được tôn kính huống chi là tôn thờ. Ông ta đã chiến thắng cái gì? Chiến thắng ai? Hay chỉ là những thằng tạo ra ông ta chiến thắng những kẻ cuồng tín, u mê nghe theo?

HNTT

******************
Tam Bảo?
Tìm hiểu một vấn đề, một người, một tôn giáo, là đi tìm sự thật của vấn đề đó; sự thật về người đó; sự thật về tôn giáo mà chúng ta muốn tìm hiểu. Có biêt sự thật, chúng ta mới không sa vào sự lầm lạc.
 
Tam bảo là 3 điều quý nhất của Phật giáo mà phật tử tôn thờ, đó là:  
Phật bảo   :  tât cả các vị Phật  
Pháp bảo  :  tât cả giáo lý nhà Phật  
Tăng bảo    hàng ngũ tu sĩ Phật giáo  
 
1- Phật Bảo.
Phật Thích Ca được nhiều phật tử tôn thờ nhiều hơn so với các vị Phật khác; ngài trước là Thái tử Tât Đạt Đa, convua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia, nước Ấnđộ. Nhìn thấy loài người: sinh, lão, bịnh, tử; Thái tử Tất Đạt Đa không hiểu tại sao loài người phải chịu như thế, ngài ra đi tìm chân lý.
Giả dụ bạn là người đi tìm ông A, thì có 3 trường hợp xẩy ra cho bạn:
- gặp ông A
- không gặp ông A
- gặp một người mà bạn lầm là ông A.
Cả ba trường hợp trên, dù rơi vào trường hợp nào, bạn mãi mãi không thể là ông A. Tương tự, Tất Đạt Đa đã đi tìm chân lý thì cũng có 3  trường hợp xẩy ra:
- tìm ra chân lý
- không tìm ra chân lý
- lầm tưởng đã tìm ra chân lý.
Dù Tất Đạt Đa rơi vào trường hợp nào vừa kể, thì ngàicũng chỉ là người đi tìm chân lý; nói cách khác, ngài không phải là chân lý. Ngài có tìm được chân lý không? Chúng ta tìm hiểu lời dạy của ngài.
 
2- Pháp Bảo
“Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ. Có tám nguyên nhân chính gây ra đau khổ. Sinh khổ. Lão khổ. Bịnh khổ. Tử khổ. Thương yêu mà không được gần nhau là khổ (ái biệt ly khổ). Ghet nhau mà phải gần nhau là khổ (oán tăng hội khổ). Ươc muốn không thành là khổ (cầu bât đăc khổ). Thân thể và tâm hồn mất thăng bằng là khổ (ngủ ấm thạnh khổ). Giáo lý quan trọng đầu tiên của đạo Phật là Chân Lý Của Sự Đau Khổ. Muốn diệt đau khổ thì phải diệt sanh sản (diệt dục), diệt gìa nua (diệt lão), diệt bịnh tật, diệt sự chêt. Nhưng chưa đủ, còn phải diệt thương yêu (ái nghiệp), diệt ham muốn (tham), diệt giận hờn (sân si). Muốn diệt khổ tuyệt đối thì phải diệt luôn cả ý muốn thành Phật (vì ai muốn thành Phật là còn tham)”.
-- “Tại sao tôi không ở lại với Phật giáo” của cựu Đại Đức Huệ Nhật --
 
Qua đoạn văn nêu trên đây, nếu phân tích hết những sai lầm trong tư tưởng của Phật thì cả năm trời cũng chưa xong.  Ở đây, tôi chỉ nêu ra 4 điều Phật dạy, là phải “diệt sinh sản, diệt già nua, diệt bịnh tật và diệt sự chết”. Thực tế, Phật Thích Ca không diệt được sinh sản, không được già nua, không diệt được bịnh tật, và không diệt được sự chết. Phật dạy điều mà chính bản thân ngài đã đầu hàng, thì lời dạy đó có giá trị gì?  
Nhiều người đã biết “cấm sát sinh”, là giới cấm hàng đầu của Phật giáo, nhưng trong đoạn văn trên, Phật dạy phải diệt sinh sản, có nghiã là phải sát sinh. Dạy như thế là tự phản, tự mâu thuẫn. Hầu hết “phật tử” không biết sự thật, vì sư phụ của họ cố tình không cho họ biết.
 
Nhờ biết sự thật mà nhiều đảng viên Cộng sản đã bỏ đảng, đã trở về với tổ quốc và dân tộc Tướng Trần Độ, cựu Đại sứ Nguyễn Văn Trấn, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Trung tá Trần Anh Kim,Đại tá Bùi Tín, Đại Tá Phạm Đình Trọng, Trần Mạnh Hảo, Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, Đại uý công an Tạ Phong Tần... đặc biệt là Phó Thủ Tướng Trần Phương nói:  “Chúng ta tự lừa dối chúng ta và lừa dối người khác.” …
 
Nhờ biết sự thật mà nhiều học giả, trí thức đã bỏ Phật về với Chúa:  Tiến sĩ Paul Williams, Học giả ẤnđộMashaba, Học giả Đại hàn Choi Nam Sơn, Bác sĩ Chang Shu Wen, Tu sĩ Phật giáo AvadaBác sĩ Lert Srichandra, các Đại đức Phật giáo: Huệ Nhật, Từ Vân, Trí Dũng, Trì Liên, Ngộ Thiện, Bùi Ngọc Thắng, ni cô Diệu Thiện  v.v..
 
3- Tăng Bảo                                                                                                             
Tôi muốn thưa với các cao tăng, các ngài hãy thử một lần ‘xet mình’ và thành thật trả lời với chính lương tâm của các ngài, mấy câu hỏi sau đây:
a- Tôi có sống thành thật với lòng tôi không? 
 
b- Tôi có sống thành thật với những người gọi tôi là Thầy không? 
 
c- Tôi đã biêt Phật giáo chối bỏ niêt bàn, chối bỏ luân hồi, chối bỏ sự hiện hữu của vạn vật, của bạn và của tôi... qua câu nói: “chân không diệu hữu”, nghiã là không có gì thật sự hiện hữu, mà mọi sự chỉ  là hão huyền, là hư không; Điều này cũng có nghiã, phần thưởng dành cho những người theo Phật là hư không, là ảo tưởng, là vô nghiã. Có bao giờ tôi chia sẻ sự thật này với các tín đồ Phật giáo không?  
 
d- Tôi đã biêt Phật dạy, “Sự giải thoát là do chính mình, chứ không dao ân huệ của ai ban cho”, và Phật dạy, “Mọi người phải tự thắp lên đuốc mà đi”, cả hai câu đó có nghiã, mọi người phải tự lo lấy thân, Phật không có quyền năng ban ơn hay giái cứu ai. Thế nhưng, tôi vẫn khuyến khích tín đồ dâng cúng lễ vật, tiền của để tôi tụng kinh cho gia đình êm ấm, cho quốc thái dân an, cho vong linh người đã khuât siêu thoát. Tôi đã nói và hành động ngược lại với lời Phật dạy bao nhiều lần rồi?? Tôi đã tự dối lòng và lừa dối tín đồ theo tôi bao nhiêu lần rồi??
 
e- Tôi đã biêt lời Phật có nhiều điều không phàm nhân nào thực hiện được, kể cả Phật Thich Ca; nhưng tôi vẫn truyền bá, dẫn dắt tín đồ theo Phật giáo, vì quyền lợi trước mắt của tôi quan trọng hơn chân lý, quan trọng hơn sự sống của linh hồn tôi và sự sống của linh hồn các tín đồ theo tôi?    (Xin đọc bài 10 câu hỏi với cựu Đại đức Phật giáo)
 
f-  Được tín đồ quỳ lạy tôn thờ, tôi có cảm thấy  “cái tôi” nó quan trọng, nó đáng hãnh diện hơn những con người đang hì hụp lạy tôi không?
 
g- Là cao tăng, tôi xứng đáng ngồi trên cao để tín đồ phật tử quỳ lạy, tôn thờ?  Dù tôi biết trong tôi vẫn còn tham, sân, si, không làm sao diệt được??
 
Kết
Thật đáng buồn cho anh chị em của tôi là những hoàng tử, công chúa của Đấng Toàn Năng ở trên trời, là VUA của các vua, là CHÚA của các chúa, mà lại tự nhận mình là “phật tử”, là tự nhận “làm con” của một phàm nhân đầy ảo tưởng và mâu thuẫn;  làm con của một người đã không hiểu mình nói gì; một người không thể cứu nổi bản thân và cũng không có khả năng cứu ai; một người đã bị lão, bịnh, tử đè bẹp không dậy nổi và đi luôn; mặc dù trước đó thì hùng hổ đòi phải tiêu diệt: sinh, lão, bịnh, tử ...để hết đau khổ !!!
 
Lạy Chúa Giêsu,
Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại chúng con, là Đấng đã chiến thắng tất cả, kể cả tử thần. Xin thương xót chúng con, là những kẻ tội lỗi, đui mù và vô yếu đuối. Amen.
 
NguyễnHyVọng

No comments:

Post a Comment