Sunday, 20 April 2014

Thượng Tọa Thích Tuệ Siêu - Với ánh sáng của đạo lý duyên khởi Đức Thế Tôn đă nhìn cuộc đời như thế nào .

 photo 5ed8d19f-1a3f-4100-af58-b76cb2ffb674_zps5ea24a72.jpg

Hỏi: Với ánh sáng của đạo lý duyên khởi Đức Thế Tôn đă nhìn cuộc đời như thế nào.
(Câu thảo luân trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Đây là một câu hỏi có chiều sâu và câu hỏi này chúng ta cần phải trình bày tuần tự chúng ta phải phân tích nghĩa lý rồi chúng ta mới có thể nói lên được cái nhìn của Ðức Phật về cuộc đời .
         Trước hết là đạo lý duyên khởi  là gì?  với danh từ này chúng ta phân tách chi pháp đó chỉ cho lý duyên sinh hay thập nhị nhân duyên tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sắc, sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên súc, súc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già chết sầu bi khổ ưu não   Bây giờ, nếu chúng ta nói trên 12  chi pháp, 12 duyên khởi thì chúng ta có thể sẽ khó nhớ, chúng ta sẽ gom lại thành ba vấn đề:  trong lý duyên khởi Ðức Phật đã giác ngộ về cuộc đời này bằng ba khía cạnh ba duyên khởi.
         Thứ nhứt, phiền não do nguyên nhân phiền não cho nên pháp sanh ra nghiệp dẫn đến  hành động nghiệp mới dẫn đến quả mà chúng ta gọi theo danh từ Phật học là  phiền não, nghiệp quả. Thì chúng ta gọi là ba luân trong duyên sinh hay trong duyên khởi thì với ba luân trong duyên khởi này chúng ta đã hiểu thấu đáo về cuộc đời này như thế nào. Bây giờ chúng ta có thể nói suôi hay nói ngược. Ở đây chúng ta nói ngược cũng được từ ở dứơi gốc chúng ta lên tới ngọn bởi vì trong lý duyên sinh thì Ðức Phật Ngài đã suy xét theo thuận nghịch đều được cả. Thì bây giờ chúng ta suy xét theo  chiều ngược để chúng ta dễ hiểu hơn. Chúng ta có thân ngũ uẩn này, có cuộc sống này, cuộc sống phiền lụy cuộc sống khổ đau bất tọai nguyện này với  xác thân 32 thể trược, có mắt tai mũi lưỡi thân và ý có sự hưởng thụ cảnh sắc cảnh thinh cảnh ý cảnh xúc khi chúng ta huởng thụ như vậy có khi thì ngọt có khi thì đắng v.v..
        Thì như vậy chúng ta có cuộc sống này  gọi quả luân hồi, tùy theo có người thì hưởng quả luân hồi an vui một chút,  thuận lợi hơn một chút, còn có những người họ hưởng quả luân hồi thì phải bị bất hạnh phải bị khổ đau trong cuộc sống. Trong xã hội này nhan nhãn trước mắt chúng ta thấy không thiếu chi là những hoàn cảnh chênh lệch như vậy thì mỗi hoàn cảnh sống của mỗi con người có sự chênh lệch như thế; khổ và vui thất vọng hay là tuyệt vọng, thỏa mãn, tất cả những cuộc sống đó đều qui vào trong một định luật duyên khởi gọi là quả luân hồi. Và nói theo chi pháp thì quả luân hồi ở đây tức là thức danh sắc lục nhập xúc thọ sanh lão tử sầu bi ưu khổ não đó chúng ta gọi là quả luân hồi để nếu nói chi pháp thì là như vậy  quả luân hồi này nó phát sanh do từ cái duyên khởi nào.
        Thì, luân hồi là pháp sanh do từ hai duyên khởi mà chúng ta gọi là nghiệp luân hồi, do nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại nếu chúng ta nói quả luân hồi của kiếp sống hiện tại này tức là có thân ngũ uẩn,  ở đây có sự vui khổ, ở đây có mắt tai mũi thân, đây là quả luân hồi nó phát sanh do nơi nghiệp luân hồi ở quá khứ tức là chỉ cho hành (Sankhàra) trong duyên khởi thì chi hành(Sankhàra) rồi từ đó nó dẫn đến những quả luân hồi khác, thì như vậy nghiệp hành ở đây tức là các hành động của chúng sanh thuộc về thiện hay là bất thiện ở trong quá khứ mà nó tạo nên các quả trong hiện tại này và cái nghiệp ở ngay trong hiện tại gọi là hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, lão tử sanh sầu bi ưu khổ não, thì các quả luân hồi ở trong tương lai mà chúng ta phải chịu tiếp tục thì quả luân hồi đó do nguồn gốc từ tập khởi là nghiệp hữu, hữu duyên sanh, sanh lão tử thì nghiệp hữu trong truờng hợp này là một thứ nghiệp luân hồi trong duyên khởi.
         Như vậy nghiệp luân hồi này chúng ta nói có hai, tức là nghiệp luân hồi trong quá khứ, nghiệp luân hồi hiện tại.
Nghiệp luân hồi quá khứ chỉ cho hành.
Và nghiệp luân hồi hiện tại thì chúng chỉ cho hữu.
Thì hữu này có tam hữu tức là thân nghiệp hữu, khẩu nghiệp hữu và ý nghiệp hữu. Nếu chúng ta phân tích chi pháp thì như vậy, thân nghiệp (kàya kamma,) khẩu nghiệp , ý nghiệp  (mano kamma ), những  hành động mà chúng ta làm ngay trong hiện tại này nó sẽ để lại hậu quả luân hồi trong tương lai. Còn hành ở quá khứ nó cho ngay hậu quả luân hồi trong hiện tại này.
Thì như vậy, quả luân hồi nó chịu nguồn gốc tức là nghiệp luân hồi và nghiệp luân hồi đó có quá khứ có hiện tại là như vậy.
Bây giờ chúng ta đề cập đến nghiệp luân hồi phát sanh ra cái gì? Tập khởi là cái gì? Duyên khởi là cái gì ?  Ở đây, nghiệp luân hồi này đều là do phiền não mà sanh cả, nếu ngay trong hiện tại thì nghiệp luân hồi sanh ra ngay trong hiện tại là do ái và thủ, bởi vì ái duyên thủ, thủ duyên hữu thì như vậy ái là tham và thủ trong đó có tham và tà kiến thì ái và thủ là hai chi trong Thập Nhị Duyên Khởi thì hai phần này thuộc về phiền não luân hồi và chính ái và thủ tạo ra nghiệp hữu tức là tạo ra nghiệp hiện tại .
       Như chúng ta thấy, đối với chúng sanh phàm phu chúng ta vì rằng lòng tham ái vẫn còn do đó khi lục nhập duyên xúc, xúc duyên cho thọ thì phát sanh ra ái, khi mắt thấy cảnh sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi niếm vị, thân xúc chạm, và ý thức nghĩ, nếu như cảnh đối tượng của sáu giác quan đối tượng đó khả ái, khả ý thì lúc bấy giờ khởi lên sự ưa muốn, sự ham thích, sự đắm nhiễm và hễ một khi đã có sự đắm nhiễm, có sự tham luyến đối với cảnh trần thì lúc bấy giờ lại khởi lên một sự chấp thủ, sự chấp thủ đó có thể là một sự chấp thủ thuộc về dục thủ nhưng mà sự chấp thủ đó cũng có thể là một tà kiến như là kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ Khi chúng sanh có sự luyến chấp lên một sự tham muốn dính mắc không buông bỏ hay là khởi lên tà kiến họ mong muốn rằng cái đó nó đựơc trường tồn vĩnh hằng cho  hạnh phúc của họ không bị mai một, đó  là chấp theo thường kiến.
        Còn có những người họ nghĩ cách khác, họ nghĩ rằng cần phải thụ hưởng các dục lạc cõi trần, cần phải thụ hưởng các vị ngọt ở đời. Vì sao vậy?  Vì sau khi chết là hết sẽ không còn thụ hưởng được nữa ,do vậy trong hiện tại bằng mọi cách bất chấp thủ đoạn để mà hưởng thụ các dục lạc, như vậy họ rơi vào đọan kiến thì cho dù thường kiến hay đọan kiến đi nữa cũng là một tà kiến, rồi có những  người họ thấy dục lạc trong hiện tại là quá kém cỏi là quá mỏng manh do đó họ nghĩ rằng muốn  được hạnh phúc cao hơn nữa,  nên họ cố ý tạo tạo dựng ra những pháp môn tu tập riêng  với ước mong được sanh thiên, được sanh về cõi trời, cõi phạm thiên để được hạnh phúc trường cữu thì họ rơi vào tình trạng gọi là giới cấm thủ.
         Rồi có một số người khi họ ái luyến cảnh trần lúc bấy giờ họ chấp thủ cái đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta họ nghĩ rằng ta thấy, ta nghe, ta ngửi,  ta nếm, ta đụng, cái ta đó là chủ nhân ông là hưởng thụ tất cả  những vị ngọt ở đời,họ cho rằng ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn , ngủ uẩn có ta, trong ta có ngũ uẩn.
Lập luận theo cách này thì có lẽ là quí vị khó có thể hiểu được nhưng ở đây chúng tôi cũng phải nói theo chi pháp là nhu vậy. Thì khi chúng sanh khởi nên phiền não ái tham rồi thì lúc bấy giờ kèm theo đó là ái duyên cho thủ do  sự chấp giữ, hễ mà chúng ta thích cảnh đẹp chúng ta thích các vật khả ý thì chúng ta chấp thủ cái đó là của mình do sự chấp thủ đó nó dẫn đến sự hành động bằng mọi cách để đi tìm kiếm cho nó thêm nữa các vật khả ái , khả ý đó, cái vật dục đó thêm hay là vì do chấp thủ cho nên cần phải hành động để gìn giữ cái vật dục đó không để cho mất và tìm mọi cách để  sang đoạt của ngừơi khác, nếu người khác hưởng thụ hơn mình v.v…
         Thì như vậy, từ phiền não ái và thủ này  mới sanh biến làm cho chúng sanh phải khởi ý bất chánh và những hành vi thân khẩu ý bất chính đó đưa đến quả luân hồi khổ đau trong tương lai.
Một số người khác thì nhìn thấy trẻ hơn đẹp hơn tức là do ái và thủ nên họ thay vì làm những điều ác họ lại tạo nên những việc thiện những việc thiện đó chúng ta nhìn qua chúng ta tưởng như là thánh thiện, nhưng thật ra nếu phân tách cho kỹ thì vẫn là nghiệp hữu để dẫn đến quả luân hồi trong tương lai ở cõi trời cõi phạm thiên và cõi nhân loại. Một người khi có sự mong mỏi có sự mong muốn đời sau tốt đẹp thì lúc bấy giờ gọi đó là ái tham và do cái sự mong muốn như vậy khi họ chấp thủ quan niệm này, chấp thủ cái sự mơ ước này họ liền thực hiện những cái thiện pháp như là bố thí, trì giới để họ nguyện sanh thiên, sanh vể cõi trời như vậy rõ ràng trong trường hợp đó chúng ta thấy cũng là do phiền não duyên cho nghiệp hữu , nghiệp hữu này thuộc về thiện chứ không phải nghiệp hữu thuộc bất thiện, nhưng mà dù nghiệp hữu thiện hay nghiệp hữu bất thiện đi nữa thì vẫn là nghiệp hữu để nghiệp luân hồi đưa đến quả luân hồi trong tương lai, đây là một điều mà người trí cần phải nhận xét  thực tế chỗ đó để mà có sự nhàm chán.
        Như bây giờ chúng ta thấy một người họ tranh danh đoạt lợi, họ thủ đoạn gây đau khổ cho chúng sanh khác để họ có đựơc danh lợi thì chúng ta thấy người đó quả thật là xấu, nhưng chúng ta gặp một người  họ tinh vi hơn họ tìm cách xoa dịu , họ giúp đỡ người  hay họ đem tiền bạc mua chuộc, chúng ta thấy họ bề ngoài làm những công việc mà tưởng chừng như đó là tấm lòng quảng đại rộng rãi, nhưng thật ra có thể trong thực chất trong thâm tâm là họ đang tầm cầu danh lợi, họ thích được người khác tán thán chiêm ngưỡng khen ngợi. Thì như vậy, trong trường hợp đó vẫn là một sự phiền não và vẫn là một hành động không tốt đẹp nếu nói theo tinh thần pháp. Thì ở đây trong trường hợp này chúng ta cần phải hiểu như vậy và bây giờ nghiệp luân hồi nó phát sanh do nguyên nhân là phiền não luân hồi .
         Nhưng nghiệp luân hồi ở quá khứ phát sanh ra cái gì? Nó cũng phát sanh ra phiền não luân hồi tức là bắt nguồn từ phiền não luân hồi là vô minh, nếu nói trong hiện tại tức là ái và thủ. Nhưng mà phiền não thuộc về quá khứ thì nói là vô minh tức là sự si mê , sự dốt nát si mê  ngu dốt của chúng sanh không nhận thức được chân lý không thấy rõ được khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế ,để rồi dẫn đến hành động mù quáng  vì do chúng sanh mù quáng đi đến hành động mù quáng như vậy mới tạo ra thiện nghiệp hay tạo ra ác nghiệp. Chúng ta nói như vậy tưởng chừng như là chúng ta nói sai. Tại sao gọi là mù quáng mà lại dẫn đến thiện nghiệp nếu có sự mù quáng, sự thiếu trí tuệ dẫn đến ác nghiệp thì cái điều đó phải rồi nhưng tại sao vô minh vẫn duyên cho phúc hành duyên cho bất động hành?  Vì rằng chúng sanh không thấy đựơc khổ luân hồi như thế nào do vậy chúng sanh làm những điều lành điều thiện để mong mỏi hưởng lạc chư thiên để hưởng quả báo đời sau sanh về cõi nhân loại có sắc đẹp hay là có danh lợi có đựơc quyền thế.
          Thì như vậy rõ ràng trong trừơng hợp này cho dù rằng chúng sanh đang tạo nghiệp thiện, nhưng nghiệp thiện này cũng do vô minh thúc đẩy bởi vì nếu là minh hay trí tuệ thì trí tuệ đó không cho phép chúng sanh hành động thiện mà có ý nghĩ có sự mong mỏi được tái sanh trong tương lai, bởi vì trí tuệ mà trí tuệ giác ngộ thì luôn luôn nhìn thấy rõ sự nguy hiểm của cái kiếp sống luân hồi, bởi vậy cho nên đựơc trí tuệ này nó dẫn dắt thì hành động này sẽ là hành động thiện mà thiện này ở đây thuộc về cực thiện, thiện hứơng đến đến siêu thế hướng đến sự giải thoát chứ không phải là thiện mà hướng đến cái cảnh luân hồi.
          Bởi vậy cho nên ở đây chúng ta nên phân biệt phước có hai loại tức là phứơc hữu lậu và phước vô lậu.  Phước hữu lậu tức là những điều phước mà thuộc về cảnh của phiền não, còn phước vô lậu ở đây tức là chỉ cho phước thành tựu được quả vị gỉai thoái là phi cảnh lậu là không bị phiền não chi phối, thì trong trường hợp chúng ta phân tích hai loại phước cho nên vô minh duyên hành ở đây, nếu vô minh duyên hành mà chúng ta nói trên phương diện phúc hành và bất động hành thì chúng ta cần phải hiểu đó là cách tạo phước hữu lậu còn nếu như tạo phước vô lậu tức là khi mà chứng đắc được tâm thiện siêu thế thì trong trường hợp này nó thuộc về dạng thiện nghiệp hay là phước vô lậu là không phải nằm ở trong cảnh lậu.
          Chúng ta cần phải hiểu như vậy quả thật thưa quí vị khi mà chúng ta nói đến ánh sáng duyên khởi mà Đức Thế Tôn đã giác ngộ và Ngài đã trình bày thì chúng ta thật sự là khó hiểu bởi vì lý duyên khởi nó phức tạp vô cùng và Đức Phật Ngài tuyên bố khi mà Ngài dạy Đại Đức Ananda , Đaị Đức Ananda Ngài nói rằng “lý duyên sinh thập nhị duyên sinh Bạch Đức Thế Tôn thật sự không có gì là khó hiểu, rất dễ hiểu” và Đức Thế Tôn Ngài ngăn chận bảo rằng ” đừng có đại ngôn như vậy với trí tuệ đa văn thì ngươi thấy là như vậy ngươi hiểu là như vậy”.  Nhưng quả thật ở đây nó rất là phức tạp và lý duyên khởi nó giống như là tổ kén cái trí tuệ tầm thường không thể  hiểu được và trong chúng sanh không phải nhiều ngừơi mà hiểu được cái lý duyên khởi đó mặc dầu chúng ta nghe trình bày rất đơn giản chính do phiền não nó thúc đẩy tạo nghiệp và chính do nghiệp nó tạo ra quả luân hồi và như vậy quả luân hồi tiếp tục là một cái môi trừơng để cho phát sanh lên phiền não, quả luân hồi phiền não rồi phiền não đó tiếp tục tạo nghiệp, rồi nghiệp lại phát sanh lên quả luân hồi trong tương lai, và quả luân hồi trong tương lai tiếp tục là môi trường của phiền não nữa, thì cứ như thế nó cứ xoay vòng và cuộc sống của chúng ta là như vậy .
          Bây giờ chúng ta nên nhận thức cái giá trị của ánh sáng duyên khởi mà Đức thế Tôn Ngài đã tuyên thuyết chúng ta thấy Đức Thế Tôn Ngài nhìn cái cuộc sống này với cái trí tuệ của bậc chánh đẳng chánh giác xuyên thấu cái thực thể của cuộc đời, đời này là một cái định mệnh đã an bày từ trong quá khứ, Đức Phật phủ nhận thuyết đó Ngài cũng phủ nhận luôn cả thuyết về sáng tạo chủ, có một số samôn bàlamôn nói rằng ở trong cuộc đời này sự vui sự khổ sự hạnh phúc hay là sự đau khổ của chúng sanh là do nơi vị thần như thượng đế vị sáng tạo chủ sắp đặt điều đó cũng bị phủ nhận với trí tuệ của vị Phật .
         Và một số chúng sanh thì họ cho rằng cái sự vui sự khổ chỉ là sự ngẫu nhiên của kiếp sống chớ không có nguyên nhân gì hết như vậy thì cả ba cái triết lý này Ngài đã phủ nhận và với trí tuệ Ngài đã thấu đáo được lý duyên khởi do phiền não tạo ra nghiệp, nghiệp tạo ra quả luân hồi, quả luân hồi tiếp tục là môi trừơng để cho phiền não sanh khởi cứ như thế đó xoay vòng và tạo hết kiếp sống này đến kiếp sống khác như vậy thì rõ ràng Đức Thế Tôn đã nhìn cuộc đời này như là tổ kén nhưng mà sợi dây tơ đó những sợ dây tơ của con kén nó nhả ra nó vẫn có nguồn gốc, nhưng nguồn gốc này nó quá chằng chịt cái này nó đang kết với cái kia, cái kia nó đang kết với cái nọ và do vậy cho nên nó tạo thành một cái tổ nhưng mà thật ra nó chỉ là những sợi tơ được trộn lẫn với nhau thôi chớ không phải là một khối, cũng như vậy trong cuộc sống này Đức Thế Tôn đã thấy rõ cái việc luân hồi của chúng sanh do nơi phiền não và nghiệp luân hồi đã tạo ra quả luân hồi .
         Thấy như vậy ở đây một cái định lý mà chúng ta cần phải nhận thức rằng nói lên thứ nhất là về cái duyên khởi của sự luân hồi có chứ không phải là không có, nhưng mà cái sự có đó là do các pháp tương ứng với nhau chớ không phải là duyên khởi của sự luân hồi của kiếp sống là do độc tôn một cái vị sáng lập chủ tạo ra, thứ hai nữa là khi mà trình bày cái lý duyên khởi thì ở đây chúng ta phá được cái ngã sợ ngã chấp, không có một chủ nhân ông, không có cái gọi là bản ngã làm chủ để mà chi phối thấy nghe ngửi nếm đụng hay là làm thiện hay là làm ác không có bản ngã, không có tự ngã để làm công việc đó và ở đây, thưa quí vị như vậy theo chúng tôi thì thuyết duyên khởi được Đức Thế Tôn trình bày để chúng ta không chấp về cái sự vô thường và chúng ta không còn có sự mê chấp về trạng thái hữu ngã ở trong cuộc sống này nữa và khi mà chúng ta phá vỡ được những tưởng chiến về thường tửơng hay là ngã tưởng thì lúc bấy giờ gọi là một người đã thấy được như thật như chân và do đó cho nên đây là một điều lợi ích, khi mà Đức Thế Tôn thuyết như vậy Ngài có cách nhìn như thế đó và chúng ta  cũng hãy nhìn cuộc đời này là như vậy để chúng ta đem đến lợi ích an lạc cho chúng ta, thì chúng tôi xin trả lời câu hỏi này hơi dài một chút nhưng mà chúng tôi muốn đem lại lợi ích cho đại chúng nên chúng tôi trình bày như thế. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

No comments:

Post a Comment