Cuộc sống đâu lúc nào cũng trôi chảy, đâu chỉ có tình yêu thương hay sự đoàn kết, bởi làm sao tránh được những va chạm hay những xích mích, hay có thể là lòng thù hận! có phải vì thế mà Đức Phật từ bi đã dâng tặng riêng cho con người một lễ vật cao quý, là báu vật của mọi mối quan hệ, tài sản đáng giá nhất trên đời, đó chính là sự tha thứ, hay còn gọi lại lòng khoan dung.
Vậy lòng khoan dung là gì?
Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung , thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác thường là người dưới đã phạm phải.
Danh nhân Pierre Benoit đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”. Đúng vậy, chẳng ai để một mớ hỗn độn những suy nghĩ bực tức, những trách móc, hay dồn nén một mớ sự tự ti, cảm giác tội lỗi với người khác trong lòng mà tâm hồn thanh thản nổi. sự việc xảy ra như vậy không ai mong muốn, ta tha thứ cho lỗi lầm của ai kia,bởi ta đã mở rộng lòng mình để thấu hiểu con tim chân thành của họ rằng họ cũng thật lòng không muốn như thế, như thế ta cũng đã vượt ra khỏi chính cái bóng dáng nhỏ bé của mình, đã đánh gục được gã hẹp hòi, nhỏ nhen, ích kỉ tồn tại trong con người ta, lúc đó tâm hồn ta thật sự thanh thản. còn con người kia, sau những lỗi lầm của mình, họ nhận được sự tha thứ, hai chữ thật sự cao cả, khiến bước đi của họ phải buộc phải dừng lại, hối hận cho những bước đi sai trái, và có thể họ được cảm hóa, biết ăn năn hối cải, sữa chữa lỗi lầm, tìm về con đường cho những bước đi đúng đắn.
Hoà Thượng Thích Tuệ Minh .
Một triết gia nào đó đã nói: “sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn.” cũng đã từng có người nói: "*Trong cơ thể tôi tồn tại 2 con thú khác biệt, con thú chiến thắng là con thú mà tôi đã cho ăn và nuôi dưỡng*” vậy thì sẽ không khó để nuôi dưỡng cho con người bạn lòng khoan dung nếu bạn thật sự yêu quý con thú mang tên “khoan dung” ấy và ghét bỏ con thú” hẹp hòi, ích kỷ” kia. Lòng khoan dung giúp ta trở nên giàu có hơn những người khác, giàu có hơn về sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn. lòng khoan dung tắm táp cho ta khỏi những toan tính, đố kị, bổi dưỡng thêm sự cao thượng trong tâm hồn. đó là điều làm người khác phải nhìn lên. Còn những tâm hồn nghèo nàn chỉ biết nuôi dững những con ác thú hẹp hòi, chẳng đáng để người khác một lần liếc mắt, thật đáng sợ làm sao.
Cuộc sống này lắm những rắc rối. tránh sao khỏi những cãi vã, bất đòng về quan điểm, hay sự va chạm trong lời nói cứ nghĩ là gió bay. Nhưng lòng khoan dung độ lượng chính là báu vật của mọi mối quan hệ, nhờ nó, sẽ giữ được sự bình yên hòa thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình, những mâu thuẫn, xung đột sẽ nhanh chóng được giải quyết. trong mối quan hệ xã hôi, một điều nhịn bằng chín điều lành, hãy thử đặt mình vài địa vị đối phương, sẵn lòng bỏ qua những thiếu xót và cùng nhau bắt tay làm lại, mọi việc nhờ đó sẽ thuận buồm xuôi gió. Trong mối quan hệ thứ bậc, giả dụ như không có lòng khoan dung cao cả, tấm lòng vị tha to lớn vì thương yêu con cái, dù chúng có làm gì sai trái đi chăng nữa, cha mẹ vẫn luôn sẵn dang rộng cánh tay chào đón chúng trở về, con cái nhờ đó biết được tình thương yêu sâu rộng của đấng sinh thành luôn dành trọn cho mình, rồi biết chon cho mình đường mình sẽ bước, rằng con cũng sẽ cho đi và chia sẽ với cả mọi người lòng khoan dung cha mẹ đã dành cho con; rồi trong mối quan hệ giũa anh em trong nhà, nhường nhịn nhau, luôn hòa thuận, luôn biết đùm bọc nhau mà sống thì ngoài trời dù tuyết rơi nhưng trong nhà vẫn ấm. trong mối quan hệ vợ chồng “Chồng giận thì vợ bớ t lời – Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”. Có thế thì con người mới được sống trong sự bình an, sung sướng được.
Còn nếu lúc nào cũng khắc khe, tinh toán, cố chấp, mặc cảm, thù dai, chẳng thoát khỏi cái bóng nhỏ bé hẹp hòi của chính bản thânthì tìm đâu ra cái cảm giác tâm hồn thanh thản? cha ông ta ngày xưa từng khuyên con cháu: “Đấng trượng phu không thù mới đáng. Người quân tử không oán mới nên” trái lại, ta trở thành kẻ tiểu nhân trong mắt người khác không thương tiếc hay ngày nay được gọi là kẻ lòng dạ hẹp hòi. Thù dai chỉ tổn làm ta luôn cảm thấy bực bội, khắc khe chỉ khiến tâm hồn ta trở nên khô cứng, cố chấp làm hỏng mọi việc mà vốn đã có thể tốt hơn nếu ta chịu dĩ hòa vi quý, tóm lại lòng dạ hẹp hòi thì đã tự mình đánh mất báu vật giữ gìn các mối quan hệ, đánh mất đi cái tài sản quý giá nhất của con người đó là được sống hạnh phúc và luôn tìm thấy sự bình an quanh mình.
Khẳng định răng nếu bạn biết cho đi mà không cần nhận lại thì những thứ ấy chẳng bao giờ mất, trái lại, nó trả lại cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn. hôm nay bạn tha thứ cho lỗi lầm của người khác, rồi một ngày nào đó bạn vô tình mắc phải một sai lầm nào đó, người khác cũng sẽ sẵn lòng vị tha và bao dung tất cả. hãy chỉ thương yêu nhau thôi, đó là cội nguồn hạnh phúc, bắt đầu từ sự bồi dưỡng những tấm lòng bao dung.
Chẳng phả tấm lòng bao dung đức độ của Cha xứ như một tia sáng soi rõ, giúp Giăng Văng Giăng tìm lại được con người thật của mình trước khi bị chính cái tòa án với đống bảng án khắc nghiệt điên rồ biến ông thành kẻ trộm cắp xấu xa, một thằng tù khổ sai khốn cùng. Và rồi ông đã bắt đầu lại cuộc đời dự trên chính lòng bao dung mà ông đã được con người cao thượng kia trao tặng trở thành một ngài thị trưởng đáng kính được người người tán thưởng. rồi: *“lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn ,lấy chí nhân để thay cường bạo”* những câu thơ hùng hồn đó chẳng phải đã in sâu vào lòng người Việt ta từ bao đời nay, đã trở thành phẩm chất quý giá, tài sản, dũng khí sắc bén thể hiện qua từng cuộc chiến thắng giặc ngoại xâm???
Rồi ta chợt nhìn lại ta, cái cách mà ta đang sống, cách mà ta đối xử với mọi người. ta tự hứa ta sẽ yêu thương con người, sẽ trở thành một cô bé nhân hậu với tất cả lòng bao dung luôn sắn sàng mở rộng lòng với tất cả mọi người và bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn kèm theo sự thấu hiểu luôn sẵn lòng giúp đỡ. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đem lại sự bình an cho cuộc sống.
Rồi ta chợt nhìn lại ta, cái cách mà ta đang sống, cách mà ta đối xử với mọi người. ta tự hứa ta sẽ yêu thương con người, sẽ trở thành một cô bé nhân hậu với tất cả lòng bao dung luôn sắn sàng mở rộng lòng với tất cả mọi người và bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn kèm theo sự thấu hiểu luôn sẵn lòng giúp đỡ. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đem lại sự bình an cho cuộc sống.
No comments:
Post a Comment