Saturday 13 February 2016

(Hương Trần) KHÔNG đi chùa vẫn ĐÚNG Chánh Pháp


Kính thưa qúy vị Phật Tử cùng những người quan tâm hoặc thắc mắc về vấn đề đi Chùa hay không nên đi Chùa, nhất là trong những ngày tư ngày Tết.

Đạo Phật đối với con người là một món ăn tinh thần NHƯ THẬT, chỉ điểm cho chúng ta nhìn thấy được những pháp trong bản thân chúng ta và các pháp trên thế gian để chúng ta có thể thấu đáo sự Nhân, Qủa, Nghiệp, Duyên, Phước, Đức mà tự mình chọn lấy con đường tu tập cho bản thân được tốt hơn, thiện hơn, giải thoát khỏi sự đau khổ của Nhân, Qủa. Đạo Phật không hề khuyến khích con người trôi lăn trong Tham, Sân, Si, Kiến, Ngã, Ái, Dục, gieo Nhân xấu, tạo Nghiệp ác.

Biết rằng Chùa dựng lên để cho chúng sanh đến chiêm bái Phật bằng tượng được đúc hoặc khắc bằng những thứ vật trên thế gian, nhưng nếu không nhờ những bức Tượng Phật đó thì con người sẽ mau chóng quên đi ĐỨC, HẠNH, TỪ BI, HỶ XẢ, không có những ngôi Chùa cho chúng sanh nương tựa mỗi khi tâm linh bị tổn thương thì chúng sanh sẽ dễ bị rơi vào những nơi sa đọa, đen tối, thế nhưng.......

Xây Chùa lên nếu không biết dụng cho đúng với Chánh Pháp thì cũng ví như là xây lên một nơi cho những vi khuẩn, vi trùng của ác nghiệp sinh sống và sanh sôi nẩy nở, do đó nếu không biết xử dụng đúng với Chánh Pháp thì ngôi Chùa cũng chỉ là một ổ TỘI LỖI và cũng là nơi ĐEM CHÚNG SANH XUỐNG ĐỊA NGỤC NHANH NHẤT.

Ngày nay, chúng ta đều biết Đạo Phật bị tai ương nặng nhất do bọn qủy đỏ lộng hành, đó cũng bỡi do chúng sanh mê muội, không thức tỉnh để nhận chân đâu là ĐÚNG đâu là SAI, do đó họ đã tạo ra một guồng máy của những kẻ mượn đạo tạo đời. GHPGVN quốc doanh là một khối u gieo nhiều ô nhiểm độc hại, những kẻ cạo đầu, mặc càsa trong những chùa thuộc GHPGVN quốc doanh đó không phải là những người có căn tu hành hoặc muốn tu hành, họ chỉ vì muốn đi ra nước ngoài cho nên mới cạo đầu vào chùa, hoặc những kẻ do nhà nước gài vô nằm trong Phật Giáo. Dù là ai đi nữa, một khi đã ở trong giáo hội quốc doanh, cho dù là Phật giáo hay thiên chúa giáo, tin lành v..v.., đều phải phục vụ cho cái đảng và nhà nước cộng sản, do đó, hiện nay các chủa thi nhau văn nghệ, văn gừng, thi nhau buôn bán đồ ăn, biến cửa Chùa thành một nơi du hí, thành một cái chợ chồm hổm, không còn trang nghiêm nữa.

Ở VN thì như thế nào tôi không biết, tôi chỉ xin nêu ra một ít những gì chính tôi đã chứng kiến trong chùa thuộc giáo hội cộng sản ở Hoa Kỳ, tiểu bang Cali, thành phố San Jose này. Tôi xin đơn cử một chùa nổi tiếng ngay tại trung tâm thành phố San Jose, đó là Chùa Đức Viên trên đường McLaughlin và Tully. Chùa Đức Viên thường hay nấu cho người ta ăn mỗi thứ bảy và chủ nhật, tuy là do lòng bố thí của họ nên không thể nào đòi hỏi món ăn phải ngon, phải nhiều, nhưng sự việc khiến tôi phải thắc mắc và đặt dấu hỏi ở đây, đó là những món ăn cho đàn na tín thí ăn thì rất đơn sơ, nhiều khi phải nói là hầm bà lằng trộn chung, nhưng đồ ăn của mấy ni sư thì lại rất ngon và thứ nào ra thứ đó. Đã là tu hành thì phải khổ hạnh mới đúng, cớ sao lại có sự phân biệt đồ ăn của ni sư phải ngon hơn, nhìn giống như đồ ăn của người ăn, còn đố ăn nấu cho đàn na tín thí thì trộn chung lẫn lộn như nấu cho heo ăn thế kia?

Những ngày cận Tết, tôi có dịp vào Chùa Đức Viên và ở lại đó tham quang lâu hơn và đã chứng kiến những cảnh thật là oái ăm, không thể tưởng tượng được. Để có đủ hàng bán cho những ngày Tết, các ni sư được huy động vào bếp để làm đồ ăn, mỗi người một việc. Dẫu biết rằng khi làm việc thỉ mệt mỏi, cho nên không thể nào kiểm soát được hành vi, tướng đứng, dáng ngồi và luôn cả ..... cách ăn, nhưng đã là một Tu Sĩ, vã lại còn là những người có bằng cấp Tú Tài thì mới được cho vào trường tu, thế nhưng hành vi của họ không hề có tí nào gọi là lịch sự, tao nhã cả, mấy bà ni sư trẻ đó người thì đứng chàng hảng, người thì đứng tướng như mấy bà hàng tôm hàng cá, người thì đứng chống nạnh, gát chân chung quanh mấy cái chảo chiên tầu hủ, nồi nấu đồ ăn và mạnh ai nấy bốc đồ ăn mới lấy ra từ chảo nóng, nồi nóng đó mà nhai ngồm ngoàm, dáng điệu còn rất .... Việt Nam ở trong nước không được quảng thúc. Đó là tôi chưa nói tới cách ăn nói của họ khi nói chuyện với Phật Tử vào chùa làm công qủa.

Ngày mồng một Tết, khi tôi đến Chùa Đức Viên để tham dự lễ Tất Niên, tôi thấy hàng quán bán đầy đống, nhưng món nào gía cả cũng trên trời dưới đất, tôi xin đơn cử ra những món hàng mà tôi được biết gía như sau:
_ Bún Huế, bún riêu: $7/tô
_ Chè đủ loại: $1.75/ly nhỏ, $3./ly lớn
_ Bánh mì xá xíu chay : $4/ổ
_ Chả lụa chay: $5/cây
_ Hoa cắm trong bình, trong chậu: giá khác nhau

Đây là những món mà tôi để ý nhất, bỡi vì gía cả của những món này là những gì khiến cho tôi cảm thấy tội lỗi ngập đầu kẻ tu hành.

_ Bún Huế, bún riêu $7 1 tô nhưng tô nhỏ xíu, được 1 nhúm bún tí tẹo chẳng ra gì.
_ Chè đủ loại $1.75 ly nhỏ, $3. ly lớn nhưng mỗi ly chỉ có một tí chè, ly nhỏ thì khỏi nói, vì có chút xíu, ly lớn thì chỉ bằng số lượng chè của ly bình thường mà hàng quán ở ngoài bán $1.75.
_Bánh mì tầu hủ xá xíu 1 ổ $4 nhưng ổ nhỏ hơn 1 ổ bánh mì bagget thường ở các tiệm bánh mì chỉ bán $3.75.
_ Chả lụa chay $5 một cây, nhưng cây chả lụa chay chỉ bằng 1/2 cây chả lụa thường với gía $3.00.
_ Hoa đủ loại. Những chậu bông hồng nhỏ trong những chậu nhỏ xíu ở ngoài tiệm chỉ bán $5 hoặc khi hạ gía chỉ có $3, thế nhưng trong chùa lại bán với gía là $20.

Đây chỉ là những món hàng mà tôi có thể so sánh gía cả trong chùa bán với ngoài đời bán, còn nhiều món hàng khác nhưng tôi không biết gía ở ngoài cho nên không dám lạm bàn.

Bây giờ, tôi xin được nói tới tánh cách của những người bán hàng trong chùa Đức Viên cũng như những người được gọi là ni sư trong chùa đó như sau:

_ Những người được nhận nhiệm vụ bán hàng hàng ngày cũng như ngày tư ngày Tế: Đây là những bà cụ lớn tuổi, gần đất xa trời, nhưng có lẽ họ tưởng họ bán đồ trong chủa là được cầm tấm thẻ sinh sát trong tay, mặt bà nào bà nấy hầm hầm, không thiện cảm, không một chút đạo vị, ăn nói cọc cằng, không dịu dàng, không tôn trọng ai cả. Khi không có người tới mua bún thì mấy cụ này ngồi dăm ba chuyện vặt, trong khi bán đồ chay mà lại nói tới món mặn mình muốn ăn và còn nói là thèm ăn nữa. Những ngày thường thứ bảy, chủ nhật, Phật Tử tới chùa dùng cơm, tôi thấy có một chị đó thường đi chung với chồng con của chị ấy và chị ấy là người thường đi lấy cơm cho chồng con của chị ấy, do đó phải cần cái tray để đựng 3 tô cơm và 3 chén canh. Thường khi thì chị ấy lấy tray đi lấy cơm không sao cả, nhưng lần đó mấy cụ gìa bán bún thấy chị ấy lấy tray thì có một cụ liền xông tới giựt tray ra khỏi tay của chị ấy và nói rằng "tray ở đây chỉ để cho bán bún thôi". Như tôi được thấy, mỗi chủ nhật bán bún không có bao nhiêu người ăn, ngày hôm đó cũng không ngoại lệ, thậm chí còn ít người ăn bún hơn mấy tuần trước, chồng tray để nằm trên bàn chất cao hơn 2 feet, thế mà chị ấy lấy 1 tray thôi nhưng lại bị mấy cụ đó không cho. 

Phải nói rằng chị ấy cũng dễ tín, không cho lấy tray ở trên bàn thì chị ấy tìm một cái tray trên gía đựng đồ ở chỗ rửa chén, thế nhưng cụ bà đó cũng không chấp nhận, cụ ấy xấng tới lần nữa và giật luôn cái tray trên tay của chị ấy và gằng giọng rằng"mấy cái tray này không cho dùng để ăn cơm chùa". Đã vào cửa Chùa rồi mà còn phân biệt đồ ăn mua, đồ ăn chùa để coi rẻ người ta thì vào Chùa làm công qủa gì?

_ Những người được gọi là ni sư trong chùa Đức Viên: Đây là những người được đưa từ Việt Nam trong cái gọi là GHPGVN quốc doanh qua, họ không có tư cách của một Tu Sĩ. Những Vị Tu Sĩ chơn chánh thì chỉ ăn khi đến bữa ăn và phải ngồi trong bàn ăn nghiêm trang và ăn trong cái bình bát của mình, trước khi ăn phải tụng Kinh, niệm Phật, cảm tạ Trời Đất và công lao của những người tạo ra những món ăn cho mình, sau đó mới ăn trong thanh tịnh, thế nhưng, những người gọi là ni sư trong chùa Đức Viên thì không phải như vậy, hễ gặp đồ ăn nào mới nấu ra là bốc bỏ miệng ăn liền, không những ăn thôi mà họ còn đứng chống nạnh, chỉ chỏ và nói chuyện trong khi thức ăn đầy trong miệng thật là không có một chút gì gọi là văn hóa, văn minh, trí thức hoặc có dạy cả. Không chỉ là việc ăn uống mà thôi, trong những ni sư này có một người được gọi là "cô Hạnh", người này từ Việt Nam qua được một thời gian và chắc cũng đã có giấy tờ định cư luôn rồi, tiếng Anh thì bập bẹ vài ba câu, thế nhưng rất thích "xổ" tiếng Anh để khoe ta đây là .... dân Mỹ.

Hôm 29 Tết, có một chị được nhờ tới Chùa Đức Viên để giúp công việc trong bếp để chuẩn bị cho thức ăn bán tối 29 Tết và mùng một Tết, chị ấy đã tới như đúng hẹn. Trong lúc lái xe trên đường để vào Chùa Đức Viên, chị ấy đã quẹo trái để vào sân Chùa, nhưng lúc đó chị ấy bị ông gác cổng không cho chị ấy vào sân chỉ vì chị ấy quẹo trái, sau một lúc nói chuyện chị ấy vẫn không được ông đó cho vào sân vì ông ấy nói rằng đó là luật do sư bà trụ trì Chùa Đức Viên ban ra, rằng hễ ai quẹo trái vào sân chùa thì không cho vào chùa, bắt phải lùi xe ra chứ không được lái vào sân. Họ cho là vì quẹo trái là việc làm nguy hiểm, thế nhưng họ không biết nếu con đường đó quẹo trái là nguy hiểm thì lùi xe ra lại càng ngu hiểm hơn, thế mà họ nhất quyết đóng cổng không cho chị đó lái xe rào để make U turn cho an toàn hơn.

Sau khi chị ấy lùi xe và đi đậu chỗ khác, chị ấy vào Chùa để nói chuyện về luật giao thông của Cali với người gác cổng đó, ngõ hầu lần sau ông ấy đừng làm những điều đó sẽ gây ngu hiểm cho người khác, thế nhưng mấy ông gác cổng đó có lẽ chưa từng có xe, cũng không biết luật giao thông, cho nên chỉ nghe sư bà cấm quẹo trái thì họ cấm quẹo trái. Trong lúc chị ấy đang nói chuyện với người gác cổng, "cô Hạnh" đó đi từ xa tới và nghe loáng thoáng chữ "law", bà ta hỏi rằng "What law? Who want to talk about law?", chị ấy nói rằng tôi muốn nói về luật giao thông của Cali với anh gác cổng này, bà "cô Hạnh" nó lièn sẳng giọng xổ tiếng "Anh" và cho rằng họ đúng vì chùa Đức Viên là "nhà" của họ và họ có quyền cho người nào vào và cấm bất cứ ai không được vào, bà "cô Hạnh" còn nói rằng chùa Đức Viên chỉ cho người "good" vào thôi.

Với tư cách của những người được gọi là ni với sư trong chùa Đức Viên được đưa từ Việt Nam sang đã khiến cho Phật Tử chúng tôi qúa thất vọng và cảm thấy sự đóng góp công sức cũng như tịnh tài cho chùa Đức Viên để nuôi những kẻ nhàn rỗi, lợi dụng Đạo để tạo đời này thật là một sự sai trái to lớn, và cũng là sự đóng góp vào NGHIỆP XẤU cho bản thân, cộng NGHIỆP XẤU với những người đó. 

Ngày Tết vừa qua, tôi đã có dịp để nhìn thấy CHÙA GHPGVN quốc doanh trong và ngoài nước ngày nay chỉ là một nơi buôn bán kím lợi hơn là rao truyền Chánh Pháp. Đúng ra những ngày Tết như vậy phải tạo cho không khí Thiêng Liêng, Thanh Nhã, nhưng không. Sân chùa Đức Viên tràn ngập những tâm THAM, SÂN, SI, như vậy thử nghĩ xem Phật Tử vào Chùa để gột rửa tâm cho trong sáng hay là để đem sự ô uế vào trét cho dầy trong tâm hơn?

Chùa là nơi cho chúng sanh tu hành để tìm cho mình con đường đi tới Chân, Thiện, Mỹ, Giải Thoát sự khổ ải của nghiệp chướng chứ không phải là nơi để cho con người với đầy dẫy lòng THAM, SÂN, SI lợi dụng trưởng dưỡng chúng. Muốn cho Chùa được Thiêng Liêng, Thanh Nhã hay muốn biến cho Chùa thành con đường tắt đi xuống địa ngục nhanh hơn đều do chính mỗi con người chúng ta tạo ra. Đã biết cửa Chùa là cửa Không thì nên tẩy gột những gì mang tính chất của THAM, SÂN, SI, KIẾN, NGÃ, ÁI, DỤC ra khỏi cổng Chùa, có như vậy mới trả lại cho CHÙA đúng nghĩa của nó.

Hương Trần.

No comments:

Post a Comment