Wednesday 28 May 2014

Huệ Lộc : Trả Lởi Câu Hỏi - Lộ Trình Bát Chánh Đạo ( phần 2 của 3)

 
 photo 7fda355a-7a50-49c9-a303-110ad2b5ec7d_zpscbff3357.jpg
 
 
Huệ Lộc : Trả Lởi Câu Hỏi - Lộ Trình Bát Chánh Đạo ( phần 2 của 3)
 photo thth_zps25b42cca.jpg

 9. Có phải tất cả những cái khổ đều là do từ Nghiệp tạo ra?
Trước đã nói do phiền não mà nghiệp tác động, nhưng lại nói phiền não là những pháp thanh tịnh bản lai, vậy làm sao phiền não có ảnh hưởng làm nghiệp tác động? Trong Phật pháp còn giải thích một nguyên nhân sâu xa hơn phiền não, nguyên nhân sâu xa nầy chính là tác nhâ...n chính yếu làm cho phiền não kết hợp nghiệp quá khứ sanh ra kết quả hiện tại. Tác nhân chính yếu là sự tác ý, còn gọi là khởi tâm! Nếu không có Tác ý thì phiền não không thể khởi, vì vậy mà nghiệp lực không thể sinh ra, nên không còn vướng vào khổ nghiệp. Do đó có thể nói rằng nếu Tác ý chưa giải thoát nghĩa là chưa thể nhập Không tánh (Bát Nhã) thì đời sống là một bể khổ. Tuy nhiên, không phải cái khổ nào cũng là khổ nghiệp. Sống trong cõi đời nấy, còn mang thân xác tứ đại, còn cảm thọ, còn tri giác...thì phải nhận chịu các định luật tương tác chung quanh của thiên nhiên và xã hội như nóng, lạnh, đói, no, mạnh khoẻ, hay bệnh tật, hoặc các chuyện trái ý nghịch lòng, những cảnh thuận, nghịch....đi vào thân tâm của chúng ta, tất cả những điều khó khăn như vậy tuy gọi là khổ nhưng không gây ra từ nghiệp lực. Trong Kinh Samy-Utta Nikaya, đức Phật có nói:
"- Này bà la môn Sivaka! Tất cả những thọ khổ ở nơi thân hoặc do gió phát sanh hoặc do đàm phát sanh hoặc do mật phát sanh hoặc do thời tiết thay đổi.... Tất cả thọ khổ ấy ngươi phải cần thấy như thật, rằng là, có thể chúng là nhân, có thể chúng là duyên, hỗ trợ , tương tác mà thành. Sự thọ khổ ấy đừng vội quy kết là do nghiệp, như một số bà la môn vì không thấy rõ các định luật tự nhiên, nên công bố rằng: "Người đời hằng thọ vui, thọ khổ, hoặc không vui không khổ, tất cả đều do nghiệp đã làm từ trước!" Các sa môn hay bà la môn đó đã chạy vượt quá sự hiểu biết của mình, đã không có trí tuệ lại tự xưng là có trí tuệ, họ đã sai lạc và rơi vào tà kiến vậy."
Trong Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, tỳ kheo Na Tiên (Nagasena) nói với vua Mi Lan Đà (Milindapanha):
- Còn những thọ khổ khác (khác với ác nghiệp) còn có bảy nguyên nhân phát sanh, không phải do quả của nghiệp, tâu đại vương.
Vua hỏi :


- Ấy là những nguyên nhân gì?
Tỳ kheo Na Tiên đáp:
1. Khổ (thân) phát sanh bởi gió
2. Khổ (thân) phát sanh bởi mật
3. Khổ (thân) phát sanh bởi đàm
4. Khổ (thân) phát sanh bởi nhiều tâm trạng (vui, buồn, thuận cảnh, nghịch cảnh...)
5. Khổ (thân) bởi thời tiết thay đổi
6. Khổ (thân) bởi 4 oai nghi không đều (ngồi lâu không đứng, đứng lâu không đi...)
7. Khổ (thân) bởi cơ thể bị nhiều co thắt (nơi sinh sống chật hẹp, nhỏ, lớn, tù túng, ép ngặt, quần áo bó cột, nặng nề...).
Vua hỏi:
- Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?
Tỳ kheo Na Tiên trả lời:
- Có thể phân biệt được, tâu đại vương! Sự thọ khổ do bảy nguyên nhân kể trên nó chỉ phát sanh trong hiện tại, còn khổ do ác nghiệp nó liên hệ từ quá khứ đến vị lai!
Vua nói:
-Xin đại đức giảng giải rõ ràng hơn.
- Vâng, ví dụ sự thọ khổ phát sanh bởi gió. Vì phát sanh bởi gió nên nó chỉ phát sanh trong hiện tại. Trong hiện tại thì sự thọ khổ ấy bị tác động do lạnh quá, do nóng quá, do thọ dụng quá độ, do đứng lâu quá, do ngồi lâu quá, do chạy nhiều quá, do nằm nhiều quá, do làm việc nhiều quá, do cố gắng quá sức...Sự thọ khổ ấy chỉ phát sanh trong hiện tại, không phát sanh từ quá khứ đến vị lai nên không phải là quả của ác nghiệp , tâu đại vương!"

C. Diệt Đế
1. Diệt Đế chính là diệt sự mê hoặc. Tận diệt phiền não bằng cách nào?
Diệt đế là chân lý chắc thật có khả năng diệt trừ khổ não. Trước và trong thời gian của Đức Phật, có rất nhiều người trí thức và ngoại đạo đưa ra nhiều chủ thuyết diệt khổ mà không một ai thành công. Có người chủ trương cải thiện vật chất ngoại giới như thế giới duy vật chú trọng nhiều vào của cải vật chất, hoặc có người chủ trương duy tâm tin quyền nặng của thần linh hay thượng đế, hoặc có kẻ tu tinh luyện khí để cầu trường sinh, hay người quan niệm khổ hạnh xác thân để mong kiếp sau sanh vào thiên giới có đời sống lâu dài hơn... Nhưng tất cả đều thất bại vì không thấy được cái mấu chốt diệt khổ và đồng thời cũng không có phương cách chính xác diệt khổ. Thay vì hiểu biết mấu chốt diệt khổ và có phương pháp thù thắng diệt khổ thì họ lại tin dựa vào quyền năng và thế lực của thần thánh hoặc ép ngặt tinh thần qua những hành động đoạ đày thể xác. Cũng có người quá suy tôn duy vật mất cả lương tâm làm bao điều tội lỗi cho nên không biết làm thế nào mới hết khổ. Đức Phật thường nói tuy tất cả ngoại đạo có khổ đế và tập đế nhưng bọn họ không có diệt đế và đạo đế. Diệt đế là lời tuyên bố đạo Phật chắc chắn diệt được mọi thống khổ của thế gian, hoàn toàn không lừa mị, và đức Phật là người điển hình cho sự diệt khổ đó. Vậy Phật tuyên bố điều gì để nhiếp hết Diệt đế? Đức Phật khẳng định rằng: Muốn diệt trừ đại khổ sinh tử thì cần phải diệt hết mê hoặc. Luân hồi sanh tử hay khổ đau trong thế gian là do gốc nghiệp, nhưng tại sao Phật không nói diệt trừ hết nghiệp, mà nói chỉ cần diệt trừ hết mê hoặc thì hết khổ? Lý do đơn giản là nghiệp đã tạo gây thì không thể trừ diệt được, nó sẽ theo nhân duyên mà tới, nhân duyên đó là phiền não, nếu không có phiền não thì nghiệp sẽ không có cơ hội dấy động mà ở yên trong thế giới nghiệp lực. Không có phiền não tức là tánh Không Ngã Tướng. Đến đây thì mọi người đều thấy biết mình luôn có cơ tận trừ nghiệp chướng một cách vĩnh viễn. Trong Khổ đế thấy được ngũ dục là khổ, thân là gốc khổ. Trong Tập đế thấy khổ do nghiệp chiêu cảm nối tiếp không ngừng. Lại do quán chiều thuận thập nhị nhân duyên thấy biết chính phiền não làm duyên mà nghiệp phát sanh. Nay trong Diệt đế, với cách quán thập nhị nhân duyên theo chiều lui lại thì sẽ thấy rõ ràng phiền não diệt thì nghiệp cũng không còn sanh. Như thế là giác ngộ lần thứ ba. Lần nhất là thấy được Khổ đế; giác ngộ lần thứ hai là thấy được Tập đế, nay giác ngộ lần thứ ba là tin rằng khi diệt được mọi phiền não mê hoặc thì được tự tại với nghiệp lực. Mọi người bất luận là ai đều có cơ hội ngăn chận được nghiệp lực, chỉ cần thành tâm sám hối, thề đừng tái phạm lỗi xưa, một lòng tu đạo đạt được thân không, ngã không, tất hoá giải phiền não nhẹ nhàng nên nghiệp lực không thể nào chiêu cảm được.

2. Thuyết Nhân Duyên là Trung Đạo (chiều lui lại hoàn tất pháp quán 12 nhân duyên ở nơi Diệt Đế).
Vô minh tức là hết thảy phiền não: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái ... chúng che lấp hết mọi chân tướng của hết thảy các pháp, rồi tưởng tượng ra một cái Ta (ngã) vĩnh hằng. Hết thảy mọi hoạt động đều lấy cái Ta làm trung tâm, cho nên làm gì cũng là chấp trước, nghĩ gì cũng là tạo nghiệp, vì thế mà trôi chuyển trong vòng sanh tử không ngừng. Đức Phật chỉ dạy pháp quán Thập nhị nhân duyên trong đó Ngài chỉ ra từ lúc bắt đầu sanh khởi là vô minh cho đến lúc chấm dứt một kiếp người là tử, thì chỉ có các lực phiền não tác dụng, mà không có một bóng dáng nào gọi là cái Ta trong đó. Thấu rõ Thập nhị nhân duyên tức thấy biết đời sống là vô ngã và vô ngã sở, trong đó chỉ có các pháp phiền não hiện hành. Cho nên Phật nói: " Vô thường tưởng có thể kiến lập vô ngã tưởng. Đệ tử của bậc thánh nhân trụ ở vô ngã, tâm lìa ngã mạn, thuận đến Niết Bàn. "Sau đây là phương cách quán Diệt trong Diệt Đế suy tầm lý nhân duyên và vô ngã, trong kinh Trường A Hàm có ghi lại đoạn Phật giảng như sau: (Trường A Hàm trang 216).
- Một hôm Ông A nan ở một chổ thanh vắng suy nghĩ: "Lạ quá ! Đức Thế Tôn dạy ánh sáng của pháp Thập nhị nhân duyên rất là sâu xa, khó hiểu; nhưng theo như ý ta quán xét thì thấy 12 nhân duyên nầy liền ngay trước mặt, có gì đâu mà gọi là sâu xa? " Nghĩ xong ông A Nan liền rời chổ ngồi, đến tịnh xá tìm Phật và trình bày câu hỏi như vậy.
Phật dạy :" Đừng ! đừng A Nan. Chớ nói như vậy ! Đúng thật, ánh sáng của Pháp Thập Nhị nhân duyên thật là sâu xa, khó hiểu, khó thấy, khó biết, đến nỗi hàng chư thiên, ma phạm, sa môn, Bà la môn, những người chưa thấy "nhân duyên", nếu muốn tư lường quán sát, phân biệt nghĩa lý của nó đều bị hoang mê không thể thấy nổi.
Nầy A Nan ! Nay ta nói với ông một điều nầy: " Lão - tử có nhân duyên" Nếu có người hỏi :" Cái gì làm duyên cho Lão -tử?" Nên đáp :" Sanh làm duyên cho Lão-tử. Nếu lại hỏi :" Cái gì làm duyên cho Sanh ?" Nên đáp :" Hữu làm duyên cho Sanh". Nếu lại hỏi :" Cái gì làm duyên cho Hữu ?" Nên đáp :" Thủ làm duyên cho Hữu" Nếu hỏi :" Cái gì làm duyên cho Thủ?" Nên đáp : "Ái làm duyên cho Thủ" Nếu lại hỏi :" Cái gì làm duyên cho Ái? Nên đáp :" Thọ làm duyên cho Ái". Nếu lại hỏi :"Cái gì làm duyên cho Thọ?". Nên đáp: "Xúc làm duyên cho Thọ". Nếu hỏi: "Cái gì làm duyên cho Xúc?". Nên đáp: "Lục nhập làm duyên cho Xúc". Nếu hỏi: " Cái gì làm duyên cho Lục Nhập?". Nên đáp: " Danh sắc làm duyên cho Lục nhập" Nếu hỏi: " Cái gì làm duyên cho Danh sắc?". Nên đáp: " Thức làm duyên cho Danh sắc". Nếu hỏi: "Cái gì làm duyên cho Thức?" Nên đáp: " Hành Làm duyên cho thức". Nếu hỏi: " Cái gì làm duyên cho Hành?" Nên đáp: " Vô minh làm duyên cho hành" .
Nầy A Nan? Bởi nhân duyên như thế: Do Vô minh làm duyên có Hành; do Hành làm duyên có Thức; do Thức làm duyên có danh sắc; do Danh sắc làm duyên có Lục nhập; do Lục nhập làm duyên có Xúc; do Xúc làm duyên có Ái; do Ái làm duyên có Thọ; do Thọ làm duyên có Thủ; do Thủ làm duyên có Hữu; do Hữu làm duyên có Sanh; do Sanh làm duyên có Lão -Tử, ưu bi, khổ não, tập trung thành một khối đại hoạn. Đó là nhân duyên của cái đại khổ ấm (thân) vậy.
Này A Nan! Duyên Sanh mà có Lão-Tử là nghĩa thế nào? Giả sử hết thảy chúng sanh không có sanh, chừng có lão tử không? Ông A Nan đáp: " Không". Vậy nên A Nan ! Ta do lẽ đó, biết lão tử do sanh, duyên sanh mà có lão tử, nghĩa của ta nói thế đó.
Lại nầy A Nan! Duyên Hữu mà có Sanh là nghĩa thế nào? Giả sử hết thảy chúng sanh không có dục hữu (những tham muốn trong cõi Dục như ngũ dục: sắc, thanh, hương, vị , xúc) , sắc hữu (những ham muốn dục trong cõi sắc giới cũng có 5 loại thiên dục), và vô sắc hữu (những ham muốn vi tế qua thiền định, muốn có đời sống lâu dài và thanh tịnh nhưng chưa rời Ngã và Ngã sở) , chừng có sanh không? Ông A Nan đáp: "Không". Này A Nan! Ta do lẽ đó, biết sanh do hữu, duyên hữu có sanh, nghĩa của ta nói là đó.
Lại này A Nan! Duyên Thủ mà có Hữu là nghĩa thế nào? Giả sử hết thảy chúng sanh không có dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ (Dục, Kiến, Giới, Ngã là chấp thủ kiến. Đây còn gọi là ác kiến hay lợi sử làm mê muội thức tình), chừng có Hữu không? Ông A Nan đáp :" Không". Này A Nan! Ta nói lẽ đó, biết Hữu do Thủ, duyên Thủ có Hữu, nghĩa của ta nói tại đó.
Lại này, A Nan! Duyên Ái mà có thủ là nghĩa thế nào? Giả sử hết thảy chúng sanh không có dục ái (mê đắm ngũ dục trong cõi dục), Hữu ái ( ham muốn thiên dục trong cõi sắc), vô hữu ái (ham muốn thiền định trong cõi vô sắc), chừng ấy có Thủ không? Ông A Nan đáp :" Không". Này A Nan! Ta vì lẽ đó, biết Thủ do Ái, duyên ái có thủ, nghĩa của ta nói tại đó.
Lại này A Nan! Duyên Lãnh Thọ mà có Ái là nghĩa thế nào? Giả sử hết tất cả chúng sanh không có thọ vui, thọ khổ, thọ không vui không khổ, như vậy thì có Ái không? Ông A Nan đáp:" Không". Này A Nan! Ta do lẽ đó, biết Ái do Thọ, duyên Thọ có Ái, nghĩa của ta nói là vì đó.
Ông nên biết, nhân tham ái mà có tìm cầu, nhân tìm cầu mà đắc lợi, nhân đắc lợi mà thọ dụng, nhân thọ dụng mà tham muốn, nhân tham muốn mà đắm trước, nhân đắm trước mà tật đố, nhân tật đố mà quản thủ, nhân quản thủ mà bảo hộ. Này A Nan, do bảo hộ nên mới có ra đao gậy tranh tụng, gây vô số điều ác, nghĩa của ta nói là ở đó. Này A Nan, nghĩa đó thế nào (Ái sanh Thủ , Thủ sanh Hữu, Hữu sanh Sanh)? Giả sử hết thảy chúng sanh không bảo hộ (hữu) thì có đao gậy, tranh tụng (Sanh) không? Đáp : "Không". Này A Nan , Ta do lẽ đó biết đao gậy tranh tụng (Sanh) là do tâm bảo hộ (Hữu), nhân tâm bảo hộ (Hữu) mà sinh ra. Nghĩa của ta nói là ở đó. Lại này A Nan, nhân quản thủ (Thủ) mà có bảo hộ (Hữu) nghĩa là thế nào? Giả sử chúng sanh không tâm quản thủ (Thủ) thì có tâm bảo hộ (Hữu - tư hữu) không? Đáp: "Không". Này A Nan! Ta do lẽ đó biết có bảo hộ (Hữu) là do muốn quản thủ (thủ- chiếm đoạt), nhân do quản thủ mà có sự bảo hộ, nghĩa của ta nói là ở đó. Lại nầy A Nan! Nhân tật đố (Ái yêu, ghét) mà có quản thủ là nghĩa thế nào? Giả sử tất cả chúng sanh không tâm tật đố (Yêu/ghét) thì có sanh tâm quản thủ (chiếm đoạt) không? Đáp: "không". Này A Nan! Ta do lẽ đó biết quản thủ (thủ) do tật đố (Yêu/ghét), nhân tật đố mà có quản thủ, nghĩa của ta nói là ở đó. Lại này A Nan! Nếu chúng sanh không đắm trước mà có tật đố (Ái) là nghĩa thế nào ? Giả sử chúng sanh không đắm trước thì có sanh tâm tật đố (ái) không? Đáp: "Không". Này A Nan, Ta do lẽ đó biết tật đố do đắm trước. ... Cũng thế ham muốn mới sanh đắm trước, và có thọ mới sanh ham muốn... (như thế từ Thọ đến Ái phải trải qua ba tâm là Ham muốn, Đắm trước, và Bảo hộ, rồi mới đến tật đố là Ái) (Trang 221)
Nghiệp con người tuy vô số vô lượng nhưng không thể tự phát mà phải nhờ đến phiền não mới chiêu cảm nghiệp lực. Phiền não có đến tám mươi bốn ngàn loại luôn luôn quấy động tâm thức chúng sanh qua mười đại tướng phiền não là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, tà kiến, biên kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến, và giới thủ cấm. Mười loại đại phiền não nầy dẫn đầu tám mươi bốn ngàn quyến thuộc của chúng theo phát động nghiệp chướng sinh tử luân hồi. Tuy nhiên chúng không phát động một cách hỗn loạn, mà chúng phát động theo một hệ thống có trật tự đó là nguyên lý thập nhị nhân duyên. Vì có tính cách trật tự và tự tánh không thật nên các phiền não vẫn có thể bị tiêu diệt bằng cái nhân sanh ra nó diệt thì hệ thống mười hai nhân duyên cũng gãy đổ. Điều đó kết luận Diệt Đế là chân lý chắc thật xác định hết phiền não thì khổ đau cũng bị chấm dứt. Tuy vậy Diệt đế chỉ đem đến chúng ta một chánh kiến về sự diệt khổ, gọi là giác ngộ, nhưng chưa có kinh nghiệm (chứng đắc) về sự diệt khổ. Muốn có kinh nghiệm (chứng đắc) về sự diệt khổ, thì phải áp dụng Đạo Đế, vì Đạo đế là con đường thực hành và chứng đắc đạo lý thoát khổ về cõi Niết Bàn an vui vĩnh viễn.

D. Đạo Đế
Đạo đế là con đường chân thật đưa đến diệt khổ thật sự. Tức là giáo thuyết lý luận và phương pháp tu tập để vượt qua sự quan hệ nhân quả (phá bỏ những mắc xích trong mười hai nhân duyên) cái gọi là Khổ và Tập, mà đạt được Niết Bàn tịch tĩnh xuất thế gian. Về nội dung của Đạo Đế, kinh luận nói khác nhau, nhưng tựu trung có hai cách:
1. Theo kinh A Hàm, Thánh điển của Phật giáo Nguyên Thuỷ cho rằng Đạo đế tức là Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy (chánh chỉ), Chánh ngử, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện, Chánh niệm, Chánh định. Tu Đạo đế tức là tu Bát chánh đạo là đủ rồi.
2. Luận Đại Trí Độ, Luận Thành Thật, Luận Tứ Đế, và Kinh Đại Bảo Tích cho rằng Đạo Đế bao gồm cả 37 phẩm trợ đạo: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, và Bát chánh đạo.
Mặc dù có khác nhau về lối phân chia hình thức, nhưng nội dung của sự tu tập vẫn là thể nhập lý nhân không và Pháp không, tức là pháp tu Vô Ngã tướng.

37 Phẩm Trợ Đạo
1. Tứ niệm xứ
a. Tứ niệm xứ là gì? Là bốn pháp quán niệm.
- Niệm Thân vô thường là sự chú niệm tư duy vào những hiện tượng của thân như dựa trên khổ đế và tập đế mà thấy sự không bền và vô thường của thân xác, bắt đầu bằng sự theo dõi hơi thở ra và hơi thở vào.
- Niệm Thọ là khổ, là sự chú niệm tư duy về sự cảm thọ dựa trên thập nhị nhân duyên mà thấy Thọ là duyên sanh ra Ái, Ái làm duyên sanh ra Thủ, Thủ làm duyên sanh ra Hữu là lòng chiếm lấy tư hữu, Hữu làm duyên sanh ra Sanh tức là gậy gộc, đấu tranh, Sanh làm duyên sanh ra Lão, Bệnh, Tử.... muôn ngàn thống khổ gây ra từ Thọ cảm. Nhân đó mà thấy tánh khổ của mỗi lần cảm thọ.
- Niệm Tâm vô chủ là niệm nhớ, tư duy thấy phiền não nghiệp chướng thay phiên thống ngự tâm nầy, do đó mà biết tâm vọng vốn không tâm, vì tâm đó không bền mà nó là tham, sân, và si đổi thay nhau. Do đó không thấy tâm là thường.
- Niệm Pháp vô tánh. Tức niệm quán pháp không pháp vì pháp vốn không định tánh, bản tánh nó không thật có, nên gọi là Không.
b. Ích lợi của pháp tu Tứ Niệm Xứ:
Theo Kinh Đại Bảo Tích, quyển VII, tập thứ bốn mươi bảy, đức Phật có giảng ý nghĩa pháp tu Tứ Niệm Xứ:
" Quán thân không có thân, trừ bỏ chấp kiến điên đảo, thấy có thiệt, bất tịnh cho là tịnh.
Quán thọ là khổ, trừ bỏ tưởng điên đảo cho khổ là vui
Quán tâm không tâm, trừ tưởng chấp vô thường cho là thường.
Quán háp không có pháp, trừ tưởng không ngã cho là ngã.
Nơi bốn điên đảo nầy (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh) mà tu bình đẳng thì không có chấp trước. Bồ Tát nếu có thể tu bình đẳng thì có thể thanh tịnh tất cả công hạnh. Bồ Tát phụng hành công hạnh thanh tịnh vi diệu nầy thì mới tu đến pháp nhẫn thanh tịnh tên là Bốn Chánh Cần."

2. Bốn Chánh Cần:
a. Bốn Chánh Cần là gì?
Kinh Đại Bửu Tích quyển VII, tập 47: Bốn Chánh Cần còn gọi là Bốn Ý Đoạn Pháp Nhẫn. Sao gọi là Ý Đoạn? Vì hành giả thanh tịnh do Bốn Niệm Xứ, do đây tuỳ thuận thiện hành bổn tâm, chẳng theo ác hành, chẳng phát sanh lỗi lầm. Vì vậy mà thực hành tăng thượng thêm bốn điều:
- Những mầm mống ác bổn chưa sanh, thì có khả năng ngăn chận, và làm cho đừng bao giờ sanh khởi.
- Vì tu tinh tiến nên những ác ngôn phát khởi sự trái pháp (đạo) liền dứt diệt.
- Vì tu tinh tiến nên các việc thiện đúng pháp (đạo) được khuyến khích phát sanh.
- Những pháp lành đã khởi thì càng thêm tinh tiến làm cho tròn đủ chẳng để quên mất.
Lại nữa, Bồ Tát vốn tu tịnh nghiệp (bốn niệm xứ), hay tự kiềm chế giữ gìn chẳng để mất pháp lành, được an trụ tự tại lần lần tăng trưởng hiển dương thiện pháp. Thiện pháp đã hưng thạnh rồi chẳng còn quên.
b. Lợi ích của Bốn Chánh Cần:
Bồ tát tu hành Bốn Chánh Cần thì đầy đủ Bồ Tát hạnh, tâm được tự tại tinh tấn chẳng loạn, thanh tịnh vô cấu chẳng trái với trí huệ Phật, thuận theo đạo giáo thực hành Đại Bi, tâm tâm thấy nhau, xem nơi sở niệm chẳng mất, tinh tiến đã hiện hành bình đẳng, đây gọi là được ý đoạn. Tại sao vậy? Vì từ nơi bình đẳng an lành (Tứ niệm xứ) chẳng cần trái bỏ ác tà, Do nơi an lành, chẳng theo ác tà bèn được Ý Đoạn Bình Đẳng Tam Muội (tức là loại chánh định làm tâm yên trụ trong pháp tu bình đẳng Tứ Niệm Xứ). Đã được tam muội rồi thì gọi là bốn ý đoạn bình đẳng vậy (nghĩa là yên trụ trong chánh định nầy rồi mới được gọi là đắc được Bốn Pháp Chánh Cần.)
Đức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát: " Nếu hay tu hành Bốn Pháp Chánh Cần nầy thì hay được bốn sự như ý mong cầu tức là Bốn Thần Túc".

3. Tứ Thần Túc:
a. Gì là Bốn thần túc?
- Dục như ý túc: Dứt trừ tham dục (phiền não) nhanh chóng
- Tinh tấn như ý túc: Dễ dàng tinh tấn làm cho đạo tâm không nhiễm ô (phiền não), ít tư duy mà mau được tịch tĩnh
- Tâm như ý túc: Đã bỏ phi pháp (phiền não) rồi thì tâm được khinh an nhẹ nhàng thành tựu Đại Bi
- Tuệ như ý túc: Tâm tinh tiến và tự tại khinh an nên trí huệ hiện tiền, phát sinh nhiều phương tiện thiện xảo cứu độ.
b. Ích lợi của Tứ Thần Túc: (Đại Bảo Tích quyển VII, tập 47)
Vì thành tựu Bốn Thần Túc nên hành giả có bốn điều tự tại (hạnh phúc thanh tịnh). Những gì là bốn tự tại?
- Một là thọ mạng tự tại (muốn kéo dài mạng sống đến bao lâu cũng được). Bồ Tát nầy đã được bất tử. Vì thọ đã vô hạn, nên ở trong đoản mạng (cõi thế gian hiện sống) mà đầy đủ vô lượng thọ khuyến hoá chúng sanh nghe pháp quán sát. Hoặc với những người nhàm mỏi lười biếng học đạo thì hiện tướng đoản mạng cho họ khát ngưỡng chánh pháp ân cần cầu học. Bồ Tát nầy sanh chỗ nào, hoặc lên trời hoặc nhơn gian đều được tự tại nơi thọ mạng của mình.
- Hai là thân khẩu tự tại. Bồ tát nầy thân khẩu như ý, tâm chẳng dựa vào thân, tuỳ ý hiện hình dung mạo sắc tượng. Nhơn nơi chúng sanh có oai nghi lễ tiết, hoặc có thân xấu tốt, dài ngắn, lành dữ, Bồ Tát nầy nhập chánh định tư duy dùng luật nghi nào để khai hoá họ? Theo đó Bồ Tát biến hiện hình mạo mình ngồi đứng tới lui. Trong khoảnh khắc tác ý, Bồ Tát nầy hoá hiện đủ tất các nhân sĩ thân hình nhan sắc đồng loại với họ, rồi vì họ mà thuyết pháp khai thị.
- Ba là thuyết pháp tự tại. Bồ Tát nầy ở trong tam giới nắm giữ chánh pháp độ thế, chẳng làm các pháp thế tục. Dầu tuỳ theo tập tục biến hiện các sự cảnh mà chẳng xa rời trí huệ độ thế, cũng không lầm lỗi, thường hiệp với đạo thâm áo, trí huệ vô ngại. Hoặc tại thiên thượng, hoặc tại nhơn gian, Bồ Tát nầy tuỳ theo ngôn ngữ của mọi loài làm cho vô số chúng sanh đều thuận luật giáo, đều được quả toại nguyện mong cầu.
Bốn là quốc độ tự tại. Bồ Tát nầy tâm đã được tự tại rồi, liền có khả năng nhiếp bao nhiêu đại hải trong cõi Đại Thiên hiệp vào một đại hải, cũng không có qua lại để biến hoá (tâm chuyển pháp, không đụng tới pháp mà pháp tự hành theo tâm muốn). Đem bao nhiêu núi Tu Di lập thành một núi mà tất cả Trời Tứ Thiên Vương, Trời Đao Lợi đều chẳng hay biết sự hiệp tan qua lại ấy (tâm chuyển pháp vì tâm thật mà pháp không). Hoặc hiện rừng cây, hoặc hiện lửa nước đầy cả hư không, hoặc hiện các thứ châu báu, tuỳ ý kiến lập phương tiện cứu độ chúng sanh. Công việc xong rồi thoạt nhiên hoàn lại như cũ (sự vô ngại) .

Chú thích 5: Đây là nói về những công hạnh viên mãn khi tu sâu vào Tứ Thần Túc, áp dụng cho hàng Đại Bồ Tát địa thứ tám là Bất Động Địa trở lên, hàng phàm phu còn đang tu tập thì chỉ dùng chút ít tâm lực siêng năng như ý để đi tiếp hết phần tu sơ đẳng về Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Người sơ cơ, ngã nhân bỉ thử nặng nề chớ nên vọng động cho mình có được thần thông, nếu không thì bị bọn ma vương xúi dục sa vào địa ngục nhanh chóng.
c. Sao gọi là tu Thần túc: Bốn pháp Thần túc thông là pháp tu trấn áp phiền não, mang đến sự mong cầu thắng dục nhanh chóng và nếu tiếp tục kiên trì tu tập không gián đoạn sẽ có các thần thông sơ khởi nhưng rộng lớn như có một đời sống bất tử, biến hoá dời đổi thế giới vi trần mà chúng sanh không hề hay biết... Pháp tu bốn pháp Tứ Thần Túc cũng không ngoài tam vô lậu học, tức là pháp tu giới định huệ. Lúc ban đầu nương theo chánh giới nhà Phật, sau tuỳ phương tiện tâm thường trụ an gọi là định, mỗi một an trụ tâm thì thấy biết chính xác về cảnh phiền não tương ưng là thức tức chánh tư duy, có khả năng tiêu diệt bứng gốc phiền não thì gọi là căn bản trí, tới lui tự tại trong cảnh giới não phiền và chuyển hoá phiền não thành lợi ích cứu độ chúng sanh thì gọi là hậu đắc trí.

Kinh Đại bảo Tích quyển VII, tập bốn mươi bảy: Pháp tu Bốn Thần Túc
"Bồ Tát ấy từ xa xưa tu hành pháp lành, coi nhẹ thân mình, cung kính bực tôn trưởng, phụng thờ hầu hạ chẳng biết mỏi nhàm, khiêm cung hạ ý, chẳng có lòng tự đại, miệng luôn nói lời lành làm vui đẹp mọi người, kính yêu chúng sanh, thường hay tự xét, đầy đủ lễ tiết, ngôn hạnh tương ứng, lòng dạ mềm mỏng, không kiêu, không khoe khoang, không có ác ý, luôn luôn khiêm cung tự điều phục tâm ý, nghe nhận lời khuyên của tôn trưởng, thuận giáo cung kính lạy, giữ lòng mềm dịu, chế ngự ý chí, tinh tiến tu hành chưa hề rời bỏ. Bồ Tát nầy biết đầy đủ lễ tiết oai nghi đúng chánh giới, lòng chẳng biếng lười khinh mạn kẻ khác, cũng chẳng phóng dật thuận theo tâm niệm tham dục, sân khuể, ngu si.
1. Tự độ: Dứt trừ mọi chuyện như trên rồi thì không còn có tham lam và tật đố. Lòng tham tự hết. Tịch tĩnh vô sanh, bệnh tật tiêu trừ (phiền não). Các chướng, năm ấm gánh nặng đều dứt khỏi (đột phá ngũ uẩn trong giai đoạn sơ khởi).
2. Độ tha: Đem ơn huệ ban bố cho chúng sanh (đức hạnh tu hành ảnh hưởng như cứu khổ, giáo hoá, vô uý thí...) Làm cầu làm đò, dùng thuyền lớn đưa chúng sanh qua khỏi dòng nước sâu rộng. Theo cơ khai hoá chúng sanh: Kẻ tà làm cho chánh, kẻ loạn làm cho định, kẻ si mê làm cho thông hiểu... chẳng ngại nghịch cảnh, giải quyết hồ nghi, nói điều hay lạ cảnh tỉnh chúng sanh...
3. Tán thán: Bồ Tát nầy thấy có người tích luỹ công đức thì thay họ mà vui mừng, chưa hề tự khen tự an, nhưng thấy người được an thì mừng rỡ khen ngợi. Bồ tát nầy tự dễ nuôi dễ sống, hay biết đủ chẳng mong lợi lộc của người khác.
4. Thường ban vô uý: Bồ Tát nầy ưa thích xuất gia, khuyên người xuất gia tu học đại từ đại dũng, đạo tâm kiên cố, oán thân bình đẳng như hư không. Thấy người mệt nhọc thì sắp đặt phương tiện nghỉ ngơi, xe cộ, thường ban vô uý cho chúng sanh. Thấy bậc học vấn thì kính như Phật, thấy người chưa học thì chẳng khinh mạn, thấy người thiếu thốn thì chu cấp tài vật, thấy người bệnh tật thì cấp cho thuốc men, thấy người giữ giới tự tu thì cúng dường, phụng sự chẳng để trái ý, thấy kẻ phá giới, không cung cách thì khuyến hoá họ vượt qua thế tục.
5. Giới luật chẳng phạm thường hay tự định: Bồ Tát nầy đi đến đâu, ở chổ nào đều chẳng phạm lỗi ác, không hề nhiễm thế sự, thường phụng hành các công đức.
Như thế, Bồ Tát nầy tu các thần túc vi diệu quảng đại chẳng lui chẳng mất mãi đến khi thành Phật. Đây gọi là Bồ Tát Thần Túc Hạnh Thanh Tịnh (Tứ Thần Túc).

4. Ngũ căn:
Căn là gốc, tức là nơi nhóm họp chủng tử phát sanh, như mỗi chúng sanh có sáu căn là tai, mắt, mũi, miệng, thân, và ý tức là chổ thọ dụng của tâm biến ra thân lực của chúng sanh. Người tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo lại phát sanh ra năm căn lành vi diệu đánh phá phiền não nghiệp chướng, chiến thắng ma vương, làm viên mãn Phật sự. Năm căn đó là:
Kinh Đại Bửu Tích quyển VII, tập 47:
a. Tín Căn:
a1.Bồ Tát chẳng thọ các pháp mà tu đạo, nghĩa đó là tín căn vậy.
Chú thích 6: Vì hiểu pháp như phương tiện, vốn không có pháp nhất định, nhưng nương tu học, tất được ích lợi lớn.
a2. Nếu Bồ Tát tin chắc tất cả Phật pháp thuận tùng Phật đạo, đó là tín căn
Chú thích 7: Tin Phật giảng lời chơn thật nhiệm mầu, không nghi ngờ mặc dù còn chổ thâm sâu khó hiểu.
a3. Nếu Bồ Tát hâm mộ Phật đạo chẳng do dự, đó là tín căn.
a4. Nếu Bồ Tát siêu việt (vượt lên giải nghi) hết tất cả mọi chướng ngại mà không chổ chấp trước, đó là tín căn.
a5. Nếu Bồ Tát tuân hành Phật pháp không có sai lầm, đó là Tín căn.
Chú thích 8: Giới, định, huệ mỗi mỗi phân biệt sáng tỏ không phạm lỗi, biết mình không biết gọi là biết căn bản, là chơn thật biết.
a6. Bồ Tát diệt trừ tất cả gốc ác, phụng hành các gốc công đức, đó là Tín căn.
a7. Bồ Tát trừ bỏ pháp tà, tinh tiến thiền định phát huệ buông bỏ ngã tướng, đó là Tín căn.
b. Tấn Căn (Tinh Tiến Căn)
b1. Bồ Tát nguyện vượt qua bỉ ngạn (chổ dính chấp si mê trong thế gian) chẳng mong cầu người, đó là Tấn căn.
Chú thích 9: Tự mình vững chí tu hành là chánh, không ỷ lại vào thế lực người hứa hẹn.
b2. Bồ Tát phụng trì pháp Phật chưa hề lười mỏi, đó là Tấn căn.
b3. Bồ Tát chí tánh điều nhu thuận tu không hề lui sụt, đó là Tấn căn.
b4. Bồ Tát giải trừ kiết sử cho chúng sanh khiến không bị trói buộc, đó là Tấn căn.
b5. Bồ Tát tuân hành Phật pháp (kiên trì giới luật) không phạm sai lầm, gọi là Tấn căn.
b6. Bồ Tát giáo hoá người không phạm sai lầm, không lỗi thời, thường vui đẹp (tâm ý), đó là Tấn căn.
b7. Bồ Tát tuân theo gốc lành (thiện Pháp) thuận tùng kinh điển, đó là Tấn Căn.
c. Niệm Căn:
c1. Bồ Tát vì tất cả chúng sanh chẳng rời bỏ đạo tâm, đó là Niệm căn.
c2. Bồ Tát nhớ tất cả pháp của chư Phật, lòng ghi thánh nghĩa chưa hề quên sót, đó là Niệm căn.
c3. Bồ Tát khuyến trợ cội công đức làm cho tăng trưởng không tổn giảm, đó là Niệm căn.
c4. Bồ tát phụng hành Phật pháp mà không chấp trước độc bộ (đi vào tái sanh) trong tam giới đặc dị (loài chúng sanh đặc biệt như địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ...), đó là Niệm căn.
c5. Bồ Tát thuận tùng Phật pháp thường thực hành pháp vi diệu thanh tịnh, chẳng mê uế trược, chẳng quên đạo nghĩa, ngày ngày tăng tiến tu hành, đó là Niệm căn.
c6. Bồ Tát tích luỹ các pháp lành chẳng để sót mất chánh pháp, đó là Niệm căn (biết kính quý các pháp Tu do Phật dạy trong mọi tông phái Phật giáo, biết các pháp tu vốn bình đẳng dùng phá phiền não nghiệp chướng, lòng không phân biệt lớn nhỏ thấp cao.)
d. Định Căn:
d1. Bồ Tát nắm giữ Đại Bi, muốn cứu tế nguy ách, đó là Định căn.
d2. Bồ Tát tu Phật định (các pháp thiền định) không hề lười bỏ, đó là Định căn.
d3. Bồ Tát bình đẳng phóng quang minh soi khắp chúng sanh cứu thoát rối loạn, là Định căn (chỉ dùng cho các vị Đại Bồ Tát.)
d4. Bồ Tát biết các chướng ngại nguyên do từ nhơn duyên trước, là Định căn.
d5. Bồ Tát tâm thanh tịnh phụng hành bình đẳng mà dùng chánh thọ và thánh huệ quân bình để đắc độ, đó là Định căn.
Chú thích 10: Bồ Tát ở địa thứ 11, bậc Đẳng Giác là lúc Định Huệ quân bình, phước đức và trí tuệ viên mãn, tự lợi lợi tha cân bằng.
d6. Bồ Tát định ý vui vẻ chẳng tham an lạc phân biệt cội công đức của các chúng sanh, đó là Định căn.
Chú thích 11: Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ hoàn toàn lợi tha.
e. Huệ Căn:
e1. Bồ Tát hay phụng thọ nắm giữ các pháp mà tu tịch diệt, đó là Huệ căn.
e2. Bồ Tát hay giải trừ nghi kiết cho tất cả chúng sanh mà không mong cầu, đó là Huệ căn.
e3. Bồ Tát phân biệt căn tánh của tất cả mọi người để vì họ mà thuyết pháp, đó là Huệ căn.
e4. Bồ Tát biết rõ chấp trước, thông đạt tất cả (chấp trước), đó là Huệ căn.
e5. Bồ Tát ở pháp giới trọn không chướng ngại, không lỗi thời, an trụ pháp tánh (tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên), đó là Huệ căn.
e6. Bồ Tát phụng hành các điều lành theo phương tiện bình đẳng tu các Pháp, đó là Huệ căn.

5. Ngũ lực:
Đại Bảo Tích quyển VII, tập 47 Phẩm Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát:
a. Tín Lực:
a1. Nếu Bồ Tát ở nơi ngũ căn đây phụng hành chẳng bỏ, hàng phục tứ ma, chẳng theo Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, chỉ theo Đại Thừa, chưa hề thối lui, tiêu trừ các cấu uế (phiền não) ái dục, chí nguyện kiên cố, tâm được tự tại dũng mãnh, thân thể khương ninh mạnh mẽ có oai thế, các căn đạm bạc (tự sáng, đẹp đẽ, không tô điểm phấn son), lòng tin chẳng hư, đây gọi là Tín lực.
a2. Chẳng theo lời người khác mà có chỗ thọ nhận (thọ thị khổ), là Tín lực.
a3. Đầy đủ mạnh mẽ thành tín, là Tín lực.
a4. Chế ngự xan tham, là Tín lực.
a5. Giải trừ tất cả nạn huỷ giới (của các phạm giới Tăng, ma tăng, ác tăng, ngu si tăng...), là Tín lực.
a6. Rời lìa gốc tranh tụng sân giận, là Tín lực.
a7. Trừ bỏ giải đải uế ác (mọi phiền não ô nhiểm như tham sân si mạn nghi ái kiến, phẩn hận...), là Tín lực.
a8. Phá bỏ các hạnh tà cấu là Tín lực.
a9. Tiêu diệt hết các kiến chấp, là Tín lực.
a10. Thường có đầy đủ Thất Thánh Tài, là Tín lực.
a11. Tâm thường thanh tịnh không ai phá hoại được là Tín lực.
b. Tấn Lực (Tinh Tiến Lực)
b1. Điều chẳng nên làm thì chẳng làm. Chế ngự tâm mình khiến luôn luôn quân bình điều phục (thường giác chẳng mê, chẳng theo vọng tưởng), đây là Tấn lực.
b2. Chổ nên nắm giữ thì chẳng bỏ (Tứ Niệm Xứ là chổ nên nắm giữ), là Tấn lực.
b3. Vững mạnh độ thoát người chưa độ, là Tấn lực.
b4. Hay buông bỏ ngã sở là tất cả sở hữu, là Tấn lực.
b5. Ân cần tu cấm giới chưa hề sai trái (chưa hề phạm giới), là Tấn lực.
b6. Chánh niệm chuyên tu nhẫn nhục, là Tấn lực.
b7. Siêu độ (chuyển hoá) tất cả nhân duyên chẳng bị ác sự mê lầm, là Tấn lực.
b8. Hội họp chúng sanh lại để khai hoá họ (mở mang đạo tràng), là Tấn lực.
b9. Thường xuyên tu hành cầu hiểu biết rộng, là Tấn lực.
b10. Phân biệt hiểu rõ Thất Giác Chi, là Tấn lực.
b11. Phụng hành thanh tịnh không lui sụt, không tịnh không chẳng tịnh, không đúng không chẳng đúng (tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên, vô sở chấp), là Tấn lực (lực chỉ có Phật có).
c. Niệm Lực (Ý Lực)
c1. Điều nên tu tập thì đều thực hành, ý niệm mạnh mẽ, là Niệm lực.
c2. Được tổng trì (hay nhớ và trì Thần chú hay Đà La Ni) chẳng mất, là Niệm lực.
c3. Đầy đủ giải huệ tri kiến (do công dụng thiền định hay Đà La Ni), là Niệm lực.
c4. Hiển bày cội công đức, khuyến trợ đạo tâm (các pháp tu tâm) của chúng sanh, là Niệm lực.
c5. Được đầy đủ đạo tâm (các pháp tu tâm) chẳng để thiếu sót, là Niệm lực.
c6. Làm cho đạo hạnh được đầy đủ, là Niệm lực.
c7. Không thay đổi ý chí để khuyến trợ chúng sanh, là Niệm lực.
c8. Nghiêm tịnh suy tư ý niệm một chổ làm đều đúng, là Niệm lực.
c9. Tâm thường trang nghiêm chưa hề rối loạn, là Niệm lực.
c10.Ý thanh tịnh hội họp các pháp đạo phẩm trong tánh Không bình đẳng, là Niệm lực.
d. Định Lực:
d1. Đạo nghiệp được kiến tạo chưa hề quên mất để độ chúng sanh, đây là Định lực.
d2. Thuyết pháp bình đẳng chẳng thiên lệch, chẳng theo phe nhóm, là Định lực.
d3. Đầy đủ sức chí nguyện cứu cánh (tự tin ý chí và pháp tu mang đến giải thoát), là Định lực.
d4. Tâm bình đẳng tuân hành xả bỏ mong cầu, là Định lực.
d5. Liền được đến bậc nhân hoà (do sức trì giới mà thân tâm khinh an, nhu thuận), là Định lực.
d6. Trước chế phục tâm ý chẳng để phóng dật, ủng hộ tất cả mọi loài chúng sanh, là Định lực.
d7. Thân thể khinh an, hay hàng phục các ma, là Định lực.
d8. Thường hành tịch tĩnh chưa hề rối loạn, là Định lực.
d9. Tâm không chổ sanh khởi để đến cứu cánh (giải thoát phiền não), là Định lực.
d10. Vượt qua chổ ở bảy Thức (tức là vọng, tình, chấp, nhiễm đều vắng lặng) là Định lực.
d11. Tâm tinh tiến tu tịch tĩnh thường nhập tam muội, là Định lực.
e. Huệ Lực:
e1. Ý chí an trụ chẳng dao động, là Huệ lực.
e2. Giải quyết các sự nghi ngờ và các lưới kết phược phiền não cho chúng sanh, là Huệ lực.
e3. Tự tâm đầy đủ nguyên bổn tất cả công hạnh, là Huệ lực.
e4. Chổ đáng tu hành chưa hề mong quả báo (vô cầu), là Huệ lực.
e5. Chổ tu hành đều dứt sanh tử, là Huệ lực.
e6. Chẳng bỏ Ngã mà không chấp Ngã (vì đây là chơn ngã; chơn ngã vốn không người), là Huệ lực.
e7. Nơi chổ làm, không có làm, không chẳng làm (ngũ uẩn vô chủ), là Huệ lực.
e8. Hiểu rỏ các pháp hành của chúng sanh, là Huệ lực.
e9. Chuyên học chuyên hành để được thành tựu (pháp học pháp hành), là Huệ lực.
e10. Qua khỏi Bát Tà (ngược với Bát Chánh Đạo) là Huệ lực.
e11. Thanh tịnh không bị các kiến chấp mê hoặc, là Huệ lực.

6. Thất giác chi (Đại Bửu Tích quyển VII, tập 47, Phẩm Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát)
Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát: " Thế nào là Bồ Tát Thất Giác Phẩm (Chi) Thanh Tịnh?
a. Niệm Giác Chi :
a1. Tự tại chẳng mất đạo huệ, là Niệm giác chi.
a2. Tâm cầu đạo không sở đắc, không sở thất (không đắc mà cũng không mất) là Niệm giác chi.
a3. Không lo chẳng nghĩ như sư tử hơn hẳn Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, là Niệm giác chi.
b. Trạch Giác Chi:
b1. Quan sát đạo hành đúng thời không chấp trước (lựa chọn đúng pháp tu đúng thời), là Trạch giác chi.
b2. Tinh tấn tu tập pháp hành ngày đêm thêm mới, khai hoá chúng sanh không hề mỏi chán, là Trạch giác chi.
b3. (Có huệ nhản thấy rỏ) Tất cả các pháp đều thanh tịnh, hiểu rõ nơi đây là Trạch giác chi.
c. Tinh Tiến Giác Chi :
c1. Siêng năng tu hành không chướng ngại, là Tính tiến giác chi.
c2. Khai hoá chúng sanh không hề mỏi chán, là Tinh tiến giác chi.
c3. Hạnh nghiệp thanh tịnh, gìn giữ thân khẩu ý không hề sai phạm lỗi lầm, là Tinh tiến giác chi.
d. Hỉ Giác Chi:
d1. Thân ý hưu (dừng lại không bị phiền não quấy động) tức được đến cứu cánh, là Hỉ giác chi.
d2. Vui pháp lạc siêng cần suy luận (thêm vui vì đắc pháp), là Hỉ giác chi.
d3. Vô trước (tưởng) rời lìa nguy hại (của ngã tướng và phiền não), là Hỉ giác chi.
e. Khinh An Giác Chi:
e1. Tâm vô sở trụ, là Khinh an giác chi (chỉ có Phật và các bậc đại giác mới có).
e2. Hoá độ chúng sanh dứt trừ trần lao, kiến lập thánh đạo, là Khinh an giác chi.
e3. Nghiêm trì công hạnh, việc làm đều xong (phá nghi ngờ, thắng lười biếng, và không chấp ngã tướng) là Khinh an giác chi.
f. Định Giác Chi:
f1. Rời lìa thiền vị mà được thấu đáo (không vướng ngã tướng tức không lệ thuộc vào ngũ dục là định; y theo pháp Phật dạy mà thanh lọc phiền não là thiền; nhờ thiền định mà sáng tỏ hiểu biết, nay tuy rời thiền định nhưng tâm vẫn sáng suốt thấu đáo như lúc đang thiền định), gọi là Định giác chi.
f2. An trụ đẳng trì tâm chẳng tạp loạn (tu phước và tu huệ ngang nhau, tức pháp tu Tương Tợ Bát Nhã Ba La Mật, nhìn thấy Tánh Không trong mọi pháp), gọi là Định giác chi.
f3. Chưa hề thuận theo thế tục (nhưng) đối cảnh bình đẳng (không sợ hãi trước uy quyền, nghịch cảnh, không vui thích trước thuận cảnh, chăm theo chánh pháp hoá duyên.) gọi là Định giác chi.
g. Xả Giác Chi:
g1. Công nghiệp gây tạo đều được thành tựu (đối với Đẳng Giác Bồ tát thì gọi là Độ tha viên mãn), gọi là Xả giác chi.
g2. Hay xét làm hạnh thánh hiền, hoá độ mọi người, gọi là Xả giác chi.
g3. Chưa hề an trụ nơi nhị pháp (tâm luôn an trụ pháp Nhất Thừa, vô sở chấp) rời lìa Đoạn, Thường hai kiến chấp (trụ nơi Trung Đạo), cứu độ chúng sanh, là Xả giác chi (Phật và các bậc đại giác).

Phật nói tiếp:
- Nầy Bửu Kế ! Sở dĩ gọi là Giác Phẩm (Bảy Giác Chi) vì biết rõ các pháp (pháp và phi pháp, lành dữ, thiện ác, giải thoát, không giải thoát...) không gì chẳng thấu suốt (nhân quả nghiệp tướng, luân hồi, sanh tử...), phân biệt đúng đắn, hiểu rành chổ đến (tu chánh nhân đắc chánh quả), biết đúng oai nghi, lễ tiết khai hoá chúng sanh (trí tuệ phương tiện), tuỳ họ ở chổ nào (hoàn cảnh khác nhau) mà mình siêng tu rộng Đạo (Bồ đề) để trừ bỏ kiết phược và kiến phược (phiền não và si mê) cho chúng sanh. Bảy giác chi nầy là công hạnh của thánh hiền, chẳng phải chổ tu tập của hạng ngu phu. Nói là thánh hạnh là chẳng phải chổ làm của ma, chẳng phải chổ làm của hạng cống cao tự đại, chẳng phải hàng ngoại đạo dị học đến được. Thánh hạnh là chẳng hành nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (tham vui ngũ dục). Thánh hạnh là không dính mắc vào các tướng nhân duyên (tham sân si :phiền não chi phối). Thánh hạnh cũng không lựa chọn xứ sở phương diện có quên có mất (không rơi vào bốn tướng: ngã tướng, nhân tướng, thọ giả tướng, và chúng sanh tướng). Thánh hạnh là công hạnh không có tâm ý thức, niệm tưởng, ngôn ngữ (lìa thức theo trí). Thánh hạnh là rời lìa kiến văn tri thức (không phải là tri kiến thế gian). Thánh hạnh không có tạo tác ý niệm tư tưởng Niết Bàn (pháp vốn không thật tướng, nên Niết bàn không phải là Pháp. Vì không phải là pháp, nên Niết Bàn không thể được suy diễn cảm giác như một ý niệm (pháp) được, mà đó là chổ tịch tịnh không còn phiền não của các Như Lai.)"

7. Bát Chánh Đạo trong nghĩa hẹp

7.1. Chánh Kiến: Là Đế Kiến, tức thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo thiện ác, có đời nầy đời sau, có cha mẹ, trong thế gian có bậc chân nhân (giác ngộ) đi đến cõi lành, đi theo đường lành, hướng về điều lành, ở đời nầy đời sau sẽ thành tựu được tự giác tự chứng (chổ thấy biết là kết hợp của Khổ, Tập, và Diệt đế.)

7.2. Chánh Tư Duy: Là Đế Niệm, còn gọi là Chánh phân biệt hay Chánh giác. Chánh giác là sự suy nghĩ đúng với lẽ phải, có lợi cho mình và có lợi cho người khác. Suy nghĩ những hành vi lầm lỗi, những tâm niệm xấu xa cần phải sửa cải, nên gọi là "sân giác". Suy nghĩ giới, định, huệ để tu tập giải thoát gọi là "dục giác". Suy xét tâm trí vô minh là nguyên nhân của mọi sự đau khổ, là nguồn gốc của mọi tội ác, tìm phương pháp đúng để tu hành giải thoát nên gọi là "Hại giác".
a. Do thấy có những tâm niệm xấu xa của mình của người mà mình kịp thời sửa đổi thì đó là chánh tư duy sân giác. Lìa sân mà thoát. Do sân giác mà tâm sân hận được kềm chế và được điều ngự.
b. Suy nghĩ thấy chỉ có sự thực hành tu sửa thân tâm theo giới, định, huệ mới mang đến giải thoát khỏi vô minh và đau khổ thì gọi là Dục Giác, lìa dục mà thoát. Do dục giác mà kềm chế và điều ngự được vọng tưởng.
c. Do suy xét vì không có đủ trí tuệ nhận thức được mọi ác nghiệp gây ra từ thân khẩu ý, vì vậy mà lãnh nhận nhân quả nghiệp báo trùng trùng duyên khởi trải qua vô lượng kiếp luân hồi lục đạo từ vô thỉ đến nay, thì rõ ràng quá hiểm nguy. Gốc khổ do vô minh, cho nên mong muốn tìm phương pháp đúng để tu hành giải thoát, thì gọi là Hại Giác. Do suy nghĩ cái nguy hiểm, hại độc mà sợ sệt, thức tỉnh; do Hại giác tâm thường xa lìa sự ngu si mê muội, cho nên thường được an tịnh vì biết lo xa và hay dự trù những phương pháp, kế hoạch đễ đối phó lại thế lực vô minh, đầu tiên là không bị điên đảo, thứ kế là không tạo nghiệp nhân, cuối cùng tự tại yên vui.

7.3. Chánh Ngữ: Là Đế ngữ, Chánh ngôn, tức là lìa sự nói dối, nói đâm thọc, nói hai lưỡi, nói ác, nói thêu dệt.... Lời nói y thuận vào đạo lý Không Tánh hay Bát Nhã.

7.4. Chánh Nghiệp: là Đế hạnh, còn gọi là Chánh hạnh, tức lìa các sự tà hạnh như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nhẫn đến mọi giới luật Phật được thọ nhận. Tạo lập sự nghiệp trong đời sống bằng những phương tiện thiện lành, từ bi, và trí tuệ.

7.5. Chánh Mạng: là Đế thọ, tức bỏ Tà mạng như chú thuật, bói toán, coi bài, xin quẻ, dị đoan... Chánh mạng là cầu y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc men, các đồ vật và phương tiện sinh sống một cách đúng pháp (trừ phương tiện tha độ, còn nếu dùng trong tiện tự độ thì không phải là Chánh mạng).

7.6. Chánh Tinh Tấn: là Đế Pháp, còn gọi là Chánh phương tiện hay Chánh trị, tức là phát nguyện ác pháp đã sanh khiến bị đoạn dứt, ác pháp chưa sanh khiến chẳng khởi, thiện pháp chưa sanh khiến đặng sanh, thiện pháp đã sanh khiến tăng trưởng đầy đủ. Nghĩa là nguyện bỏ các điều ác, siêng làm các điều thiện.

7.7. Chánh Niệm: Là Đế Y. Đây là y theo quán niệm Tứ Niệm Xứ như Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, và Niệm Pháp làm căn bản cho mọi sự tu học. Ngoài ra còn có bát niệm như Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Thiên, Niệm Thí, Niệm Giới, Niệm Xả, Niệm Chết, ... Đây là các pháp Niệm đối trị hoang mang hổn loạn tâm thức, còn nếu tự biết tâm yên trụ vào Tánh Không, thì Tánh Không Diệu Hữu chính là Chánh Niệm. Vì vậy mà nói tự Tâm thanh tịnh là Chánh niệm.

7.8. Chánh Định: Là Đế Định. Tức là xa lìa các pháp ác ở cõi Dục, thành tựu Sơ thiền cho đến Tứ thiền. Gọi là Định vì nói đối lại với loạn tâm. Chẳng những các ác pháp làm cho loạn tâm, nhưng nếu chấp thủ khư khư các thiện pháp cho là chân lý tối thượng có thật thì tâm cũng loạn. Thường xa lìa hai bên, thực hành Trung Đạo mà không thấy có pháp Trung Đạo thì mới gọi là Chánh Định.

III. Bát Chánh Đạo Trong Nghĩa Đại Thừa: (Đại Bửu Tích, quyển VII, tập 47 Phẩm Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát)
Đức Phật nói với Bửu Kế Bồ Tát (phần lược ý và thích nghĩa)
"1. Chánh Kiến:
1.1 Biết Ngã (cái Ta) không phải là thật Ngã (ngũ uẩn không phải là thật ngã), đây là Chánh kiến.
1.2 Chẳng an trụ vào Không Quán, đây là Chánh kiến.
Chú thích 12: Quán Không ngã để diệt trừ vọng tưởng phiền não, chớ không chủ trương bài bác nhân quả thiện ác...
1.3 Chẳng an trụ quán Thân Không vì Thân và Không vốn bình đẳng, đây là Chánh kiến.
Chú thích 13: Thân do giả hợp mà có nên gọi là Không; vì có do nhân duyên mà có nên gọi là Không. Do nhân duyên giả họp nên Thân có tánh Không, vì thế gọi là Thân và Không đều bình đẳng.
1.4 Chẳng an trụ quán thọ mạng cùng với Không sai khác nhau, vì thọ mạng với Không vẫn bình đẳng, đây là Chánh kiến.
Chú thích 14: Mạng tuy có ngắn dài nhưng do nghiệp định, nhưng Tánh nghiệp là Không , do đó Thọ mạng và Không chẳng khác nhau, hơn nữa Thọ mạng tuy có vắn dài, nhưng cuối cùng cũng không tồn tại nên gọi là Không.
1.5 Sanh, Tử, và Không không rời nhau vì ba pháp nầy đều bình đẳng, đây là Chánh kiến.
Chú thích 15: Biết thật tướng các pháp là vô tướng. Vô tướng là duyên họp mà có, không có tướng nhất định.
1.6 Chẳng có ác kiến là thường kiến và đoạn kiến, đây là Chánh kiến.
Chẳng an trụ nơi công hạnh thấy Phật Pháp Tăng và vì đó mà có chánh quán Không, đây là Chánh kiến.
Chú thích 15: An trụ nơi công hạnh chính là có Ngã sở, chính là ngã tướng. Tức không chủ trương chủ nghĩa Không. Vì tuy không có Phật ra đời, nhưng pháp tánh vẫn thường có.
1.7 Thấy tất cả các pháp tịch diệt bình đẳng nơi tánh Không, đây là Chánh kiến.
Tà kiến:
1.8 Nếu thấy pháp phàm phu cho là thấp dở, còn pháp mình tu học cho là tôn cao, quan niệm như vậy gọi là Tà kiến.
Chú thích 16: Mọi pháp chỉ khác nhau về phương tiện giải cứu, tự chúng vốn bình đẳng nơi tánh Không.
1.9 Nếu thấy pháp phàm phu là ô uế, thấy pháp Bồ Tát thanh tịnh, quan niệm như đây là Tà kiến.
Chú thích 17: Không có pháp thanh tịnh hay ô uế, mà tâm phiền não, tâm phân biệt có ô uế hay thanh tịnh.
1.10 Nếu thấy pháp phàm phu là hữu lậu, thấy pháp vô học là vô lậu, quan niệm như vậy là Tà Kiến.
Chú thích 18: Pháp phàm phu như nhân quả, làm phước được phước, làm tội lãnh quả xấu... pháp vô học là pháp tu nhị thừa gồm có Ba mươi bảy phẩm trợ đạo... Hửu lậu hay vô lậu là do nơi tâm chẳng do nơi pháp, các pháp tu là duyên khởi nên bình đẳng nơi pháp tướng Không.
1.11 Nếu thấy pháp phàm phu có cầu ăn mặc, thấy pháp Duyên Giác không mong cúng dường, quan niệm như vậy là Tà kiến.
Chú thích 19: Chọn pháp phàm phu tu là nhân thiên thừa, còn chọn pháp quán Mười hai nhân duyên là Duyên Giác Thừa. Pháp pháp không phân biệt thấp cao nhơ sạch, chỉ có tâm người mê tối tham tịnh bỏ uế, thích cao chê thấp nên gọi là Tâm Tà kiến.
1.12 Nếu thấy Ý của (người tu đạo) Tiểu thừa còn có hy vọng (chấp pháp); ý (người tu đạo) Bồ Tát không hy vọng (vô sở chấp), quan niệm như vậy là Tà kiến.
Chú thích 20: Do tâm người còn dính chấp hay không còn dính chấp mà thuộc vào tư tưởng Tiểu thừa hay Đại thừa, chớ không phải Pháp có phân biệt ra pháp Tiểu thừa hay pháp Đại thừa.
1.13 Nếu thấy pháp phàm phu là phóng dật (buông lung chạy theo ngũ dục, không siêng tu các pháp hành), thấy pháp Bồ Tát là vô dục, quan niệm như đây là Tà kiến.
Chú thích 21: Các pháp vốn không nhơ không sạch, không phóng dật hay không ô uế, chỉ có tâm người điên đảo ham muốn nên rơi vào giai cấp phàm phu phóng dật hay Bồ Tát vô dục. Bồ tát tu pháp phàm phu, thì cũng vô dục; phàm phu tu pháp Bồ Tát, thì cũng phóng dật!
1.14 Nếu thấy pháp phàm phu là sự hữu vi, thấy chánh pháp Phật đạo là vô vi, quan niệm như vậy là Tà kiến.
Chú thích 22: Theo Duy Thức Tông, có 94 pháp hữu vi như tám thức tâm vương, 51 tâm sở, 20 tuỳ phiền não, 4 bất định tâm sở, 11 sắc pháp, và 24 tâm bất tương ưng hành pháp. Ngoài ra là 6 pháp vô vi biểu thị Niết Bàn tịch tĩnh, trong đó có Chơn Như Vô Vi là tổng tướng Niết Bàn thanh tịnh. Hữu vi hay vô vi chỉ là sự đối đãi, muốn nói cái đúng thì chỉ ra cái không đúng, hể không làm cái không đúng thì đó là đúng, cái đúng đó cũng không có tiêu chuẩn gì gọi là đúng. Viêc thiện lành cũng không có tiêu chuẩn, chỉ cần ngưng ác thì gọi là thiện; cũng vậy ngưng sự loạn động thì gọi là Định; ngưng làm sự hữu vi thì là pháp vô vi, chớ không có pháp vô vi mới lạ nào nữa. Vì vậy hữu vi và vô vi vốn bình đẳng nơi thể tính vì không làm điều hữu vi chính là tu pháp vô vi.


Chánh kiến (tiếp tục):
1.15 Nầy Bửu Kế ! Nếu Bồ Tát hay quan niệm pháp phàm phu cho đến tất cả pháp đều bổn lai thanh tịnh, các pháp học cũng bổn tịnh, quán các pháp đều như vậy mới là Chánh kiến.
1.16 Thấy pháp phàm phu là Không (duyên hợp, không có tánh tự sinh), Pháp học cũng là Không (không có tự tánh), rõ pháp sở học là Không mới có Chánh kiến.
1.17 Thấy pháp phàm phu bình đẳng với nhân duyên (duyên hợp), pháp Duyên giác cũng bình đẳng với nhân duyên, đây là Chánh kiến.
Chú thích 23: Pháp tu như thuốc trị bệnh phiền não, khi phiền não hết thì pháp cũng không dùng.
1.18 Thấy pháp phàm phu vốn là tịch tĩnh, pháp Bồ tát cũng là tịch tĩnh, đây mới là Chánh kiến.
Chú thích 24: Mọi pháp vốn không định tánh. Mọi pháp vốn không tự sinh. Mọi pháp là huyễn giả vì không thật tướng. Tánh của mọi pháp là như vậy vốn không bền thật, tự xưa nay như vậy, nên gọi là có tính chất tịch tĩnh, nghĩa là trước sau như một, không thay đổi.
1.19 Thấy pháp phàm phu không chổ thành tựu, pháp chư Phật cũng không cứu cánh, đây mới thật là Chánh kiến.
Chú thích 25: Thành tựu là cứu cánh, cứu cánh là thành tựu. Pháp tánh xưa nay không biến hoá dời đổi từ không thành tựu đến thành tựu, nhưng chúng sanh nhờ nó mà được giải thoát, như ánh nắng mặt trời khi chiếu ánh nắng xuống quả đất, ánh nắng nóng đó không thuộc vào việc dơ hay sạch, khôn hay ngu, lựa chọn vị trí hay không lựa chọn vị trí, nhưng chúng sanh nhờ nó mà có sự sống, mà chính ánh nắng kia cũng không hay biết gì. Cũng vậy các pháp tu học dù là pháp phàm phu hay pháp chư Phật tiêu diệt phiền não cho chúng sanh cũng không có chổ thành tựu hay cứu cánh, giống như ánh nắng mặt trời không nghĩ nó sẽ làm được việc gì và chiếu đến đâu.
1.20 Người Chánh kiến thì tâm chẳng nhập vào hai pháp, chẳng thấy hai pháp, chẳng thấy có Ngã tướng và nhơn tướng, đây là Chánh kiến.
Chú thích 26: Hai pháp là thiện và ác, hữu vi và vô vi, phàm phu và thánh nhân, tham sân si và giới định huệ... các pháp vốn thanh tịnh bình đẳng với Không, nên tự tánh không hai.
1.21 Người Chánh Kiến không có sở kiến. Đây là Chánh kiến.
Chú thích 27: Sở kiến là tự ngã, có ngã kiến mới có sở kiến. Ngã kiến là Không thì sở kiến cũng là Không.
1.22 Chổ quan sát được ấy không có hình sắc, do thấy các pháp không có hình sắc mới là Chánh kiến.
Chú thích 28: Đây là nói về pháp vô tướng và vô sở đắc, cõi trời Vô sắc tuy mang tên là Vô Sắc Giới nhưng lại chấp sắc nhiều hơn các cõi Trời khác, vì trước nhất là Cõi Trời Không Vô Biên Xứ nghĩa là tâm thức an trụ vào Không. Cho rằng có pháp Không để trụ vào nên gọi là chấp chủ nghĩa Không. Nơi đâu cũng là không. Cho rằng cảnh không vô biên , cái gì cũng là không thì trong Tứ Cú gọi là chấp Không hay chủ nghĩa Không, vì cho không là Tâm. Cõi trời Vô sắc cao hơn là Thức Vô Biên Xứ, nơi cái Không bị hạ cấp không còn là Tâm hay đối tượng của Tâm, mà còn cái tư duy hiểu biết cho là là Tâm, các sắc tướng khác đều không còn tồn tại, chỉ còn cái biết của thức. Đây là chấp Thức là Tâm. Trong tứ cú thì đây là chấp Có. Tầng thứ ba trong cõi Vô sắc mang tên là Vô Sở Hữu Xứ . Thức còn thuộc sở hữu. Nơi đây không chấp nhận thức thuộc vào sở hữu. vậy cái biết của thức không còn là riêng biệt cá thể mà là cái biết đại đồng của tất cả. Tư duy đến đây quả thật muốn vượt ngoài tâm trí , nhưng vẫn còn có tác giả nhận thức. Do đó tuy nói không chấp nhận thức cá thể nhưng không xa lìa được thức vì thức vô biên không thể hiện hữu nếu thức cá thể không hiện hữu. Trong tứ cú, phần nầy gọi là Có mà Không, có vì còn vướng vào Ngã tướng. Cuối cùng là cảnh Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Phi tưởng là không tưởng, phi phi tưởng là có tưởng nghĩa là vừa có tưởng vừa không tưởng hay có mà không có. Bốn cảnh định Vô Sắc chưa tận diệt được Thọ và Ngã, chỉ dùng định lực ngăn chận tư duy, chưa rời khỏi hai cảnh sắc hoặc không, nên cũng còn trong tứ cú, nên chưa phải tánh Không. Bốn cõi vô sắc mặc dù tên là vô sắc, nhưng thật ra chấp hình sắc nặng nề, nên không được gọi là Chánh kiến.
Bồ tát quán tất cả các pháp như thế mới gọi là Chánh kiến.
Đức Phật nói lời trên đây xong, trong pháp hội có 500 Tỳ Kheo được lậu tận thông."

2. Chánh Niệm: (Đại Bửu Tích quyển VII, tập 47, Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát)
Đức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát: (soạn và chú thích)
" Hai là Chánh Niệm. Sao gọi là Chánh Niệm?
2.1 Trừ bỏ các niệm cùng chẳng niệm
Chú thích 29: Niệm và vô niệm là hai pháp nương nhau mà lập. Danh tuy trái nhưng tánh pháp Niệm và Vô niệm không phân biệt nhau, nhưng lại dung nhiếp lẫn nhau. Niệm có nghĩa là nghĩ, tưởng, và nhớ luôn luôn. Có người do pháp Niệm thành đạo, nhưng cũng có người do Vô Niệm mà thành đạo. Vậy chính thật Niệm và Vô niệm nghĩa là gì? Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Ngài Lục Tổ Huệ Năng có nói: Chư Thiện tri thức, đối với các cảnh mà tâm chẳng nhiễm thì gọi là Vô Niệm. Trong các Niệm tưởng của mình, tâm thường lìa cảnh, chẳng vì đối cảnh mà sanh tâm. Bằng đối với trăm việc, tâm chẳng nghĩ đến, các niệm tưởng đều bỏ hết, và nếu một niệm dứt tuyệt thì chết liền và phải chịu đầu thai chổ khác. Ấy là một điều lầm to, người học đạo khá suy nghĩ lấy đó. Nếu chẳng biết ý chỉ của Pháp, tự mình lầm còn khá, sợ e lại khuyên dạy người khác. Tự mình mê mà chẳng thấy, lại còn nhạo báng kinh Phật. Bởi vậy mới lập Không Niệm làm tông". Vậy theo ngài Huệ Năng, niệm Chánh niệm chính là Vô niệm, chứ đâu có nghĩa không nghĩ, hay không tưởng biết gì cả như đất đá bao đồng mà mới gọi là Vô Niệm. Do đó, Vô niệm mà niệm, và Niệm mà vô niệm là chính ý Phật muốn nói ở đây.
2.2 Đồng hiệp hội tịch tĩnh mà quán tỏ trí đức đến pháp tịch diệt
Chú thích 30: Tất cả pháp không có riêng bổn tánh nhất định, tánh đó gọi là tịch diệt vì xưa nay không thay đổi. Trí đức là nói trí tuệ kẻ tu hành. Quán tỏ trí đức đến pháp tịch diệt chính là pháp tánh ngũ uẩn tịch diệt, hay nói cách khác Ngã và Ngã sở là pháp tịch diệt.
2.3 Hiểu rõ sở quán thấy rành các pháp gì là phi pháp.
Chú thích 31: Phi pháp không phải là Pháp phật dạy, như Bát Tà Pháp, ác kiến... Các phi pháp chấp lấy Ngã và Ngã sở là tâm nên không tự giải thoát ra khỏi phiền não và đau khổ. Sở quán là dùng chánh quán soi chiếu mọi pháp. Chánh pháp chính là Tánh Không của các pháp. Bồ tát khi lo ngại hay chẳng an tâm thì thường dùng bốn pháp quán niệm Tứ Niệm Xứ làm nơi an trụ, ngoài ra dùng lục niệm là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm giới Niệm Chết, Niệm Thiên để được yên ổn.
2.4 Biết các Pháp đều riêng sai khác, chẳng thân cận nhau.
Chú thích 32: Kinh Pháp Hoa nói: " Mọi pháp vốn độc lập, rời rạc tự bổn lai." Kinh lăng Nghiêm nói :"Không pháp nào biết pháp nào, không pháp nào làm chủ pháp nào." Luận Trung Quán nói: "Pháp không thể tự sanh, và không duyên sanh" nghĩa là mọi pháp không thể tự có, và không một pháp nào có thể sanh ra pháp nào" . Do đó các pháp đều riêng sai khác và không thật tướng.
2.5 Do hiểu biết như bốn điều trên, nên đối với pháp bình đẳng còn chẳng niệm huống chi là niệm sai biệt. ( xem tiếp phần 3 của 3)
 photo d32f96e4-5735-42ad-b39b-a6882e67f3a1_zpsaea4fc6a.jpg
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
5/26/2014

No comments:

Post a Comment