Tuesday, 28 November 2017

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 29-11-2017 Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cùng lên tiếng yêu cầu cưộc đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam đưa tới sự chấm dứt cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến


FIDH - International Federation for Human Rightsand its member organization for VietnamVietnam Committee on Human Rights (VCHR)
Joint Press Release
 

PARIS, 29-11-2017 (FIDH & UBBVQLNVN) — Liên Âu phải thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay cuộc đàn áp chống các nhà bất đồng chính kiến ôn hoà, bãi bỏ các điều luật áp bức, và trả tự do tức khắc cho các tù nhân chính trị. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) cùng với Uỷ ban Bảo và Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đồng lên tiếng chung hôm nay trước cuộc gặp gỡ Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam tại Hà Nội vào ngày mồng 1 tháng 12 sắp tới.

Bản Phúc trình chung của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền công bố hôm nay, trình bày chi tiết bốn lĩnh vực nhân quyền : 1) Những vi phạm nhân quyền đối với tự do ý kiến và ngôn luận ; 2) Những hạn chế đối với quyền tự do hội họp biểu tình ; 3) Những giới hạn đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ; 4) Tiếp tục sử dụng án tử hình.

Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Dimitris Christopolos, nói rằng : “Bắt giam tuỳ tiện và bỏ tù những nhà hoạt động nhân quyền trong những ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam là lệ thường Hà Nội sử dụng để nói-nhưng-không-làm với cộng đồng thế giới khi phải tiếp cận tình hình nhân quyền tại Việt Nam”.

Lời tuyên án tại phiên toà ngắn ngủi nửa ngày, hôm 27 tháng 11 vừa qua, xử 7 năm tù giam cho blogger Nguyễn Văn Hoá, 22 tuổi, vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”chiếu điều 88 trong bộ Luật Hình sự. Nguyễn Văn Hoá bị tố cáo đưa lên mạng video và các cuộc phỏng vấn nói về thảm trạng sinh thái do Formosa gây ra.

Một ngày trước đó, hôm 26 tháng 11, Luật sư Võ An Đôn, người biện hộ cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh aka Mẹ Nấm được lệnh thi hành kỷ luật và bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư Phú Yên.

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam biểu tỏ sự quan tâm trầm trọng trước sự gia tăng báo động những cuộc bắt bớ, các phiên xử bất minh, những án tù nặng nề, và bạo hành thân thể đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, bloggers, xã hội dân sự trong năm 2017. Hiện nay Việt Nam đang giam giữ ít nhất 130 tù nhân chính trị. Một ví dụ nổi bật là vị cao tăng Phật giáo Thích Quảng Độ, hiên nay vẫn còn bị quản chế, không thông qua xét xử, sau hơn ba mươi năm hơn bị giam tù vì ôn hoà đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ.

Cuộc đàn áp có hệ thống, cơ bản chống các quyền dân sự và chính trị, là điều trái chống với nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam, thành viên LHQ, cam kết thông qua các Công ước nhân quyền, cũng như nghĩa vụ đối với Liên Âu khi chấp nhận tuân thủ các nguyên tắc dân chủ.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người, nhận xét : “Trong thể thức hiện hành, đối thoại nhân quyền chỉ là màn ảnh loè loẹt bên ngoài nhằm che đậy bộ mặt nhân quyền khủng khiếp để giúp nhà cầm quyền Việt Nam khoe khoang trước công luận là đã làm tròn nghĩa vụ nhân quyền.

“Liên Âu cần chuyển hoá cuộc đối thoại thành những tiến trình hữu hiệu, tuân thủ các điểm chuẩn, những cơ chế theo dõi, và thủ tục điều tra nghiên cứu”.


Những cuộc bắt bớ gần đây đối với những nhà hoạt động đến gặp các viên chức Liên Âu, trong tiến trình tham vấn với các xã hội dân sự, trước cuộc Đối thoại Nhân quyền minh chứng nhà cầm quyền Việt Nam khinh thường những cam kết đối với Liên Âu, cũng như khinh miệt tiến trình đối thoại. Hôm 16 tháng 11 vừa qua, công an Hà Nội bắt giam blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động Nguyễn Quang A, và cựu tù nhân chính trị Bùi Thị Hằng trong mấy tiếng đồng hồ, sau khi ba người đến thông tin cho các vị đại diện Liên Âu về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Sự hăm doạ các nhà hoạt động nhân quyền liên quan đến Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam không còn là chuyện bất thường. Tháng 12 năm 2015, công an Hà Nội cũng đã bắt giam Luật sư Nguyễn Văn Đài khi ông chuẩn bị đi gặp phái đoàn Liên Âu đến thủ đô Hà Nội tham gia cuộc Đối thoại Nhân quyền lần thứ 5 vào ngày 15 tháng 12 năm 2015.


Liên lc hỏi thêm chi tiết :FIDH : Ông Andrea Giorgetta (tiếng Anh) – Tel +66886117722 (Bangkok)
FIDH : Cô Audrey Couprie (tiếng Pháp và Anh) – Tel +33648059 157 (Paris)
VCHR : Cô Penelope Faulkner (tiếng Việt, Anh và Pháp) – Tel +33611898681 (Paris)

No comments:

Post a Comment