Sunday, 4 December 2016

(Lý Nguyên Diệu) Bồ tát Thích Quảng Đức và những người "cưa" lịch sử.


Vì tinh thần "phục Diệm" mà vài tác gỉa đã đánh mất lương tâm và trách nhiệm của "người cầm viết" để viết lại lịch sử thời kỳ 1963,nhằm bôi nhọ và phỉ bán Bồ Tát Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân với TRÁI TIM BẤT DIỆT. 
Lịch sử là lịch sử, vận hành trung thực theo sau những sự kiện trung thật "tốt xấu", không ai có quyền bóp méo, vo tròn và viết lại thiếu khách quan và sai sự kiện.
Phật giáo chúng ta không khẩu chiến , nhưng luôn tôn trọng sự thật và nói lên sự thật , để mọi người đều có được tinh thần "Ý hòa và Khẩu hòa".
------------------------------ --------

Kính Báo Làng và riêng kính gởi Giáo sư Lại Quốc Hùng.
 
Báo Làng số 910, ngày 3 tháng 6 năm 2016, có bài ĐẤT NƯỚC VN THÌ RẤT NGỘ!!!  TẠI SAO CON NGƯỜI VN CHƯA NGỘ? của Bằng Phong Đặng Văn Âu (trang 34).  Theo tôi, đó là sự xuyên tạc vụ tự thiêu của nhà sư Phật giáo Thích Quảng Đức năm 1963 thế kỷ trước.  Bài viết nầy là một "favor" của quý vị nên quý vị đã lượm nó trên "net" để đăng vào báo Làng.  Tôi gởi đến quý báo, riêng gởi Giáo sư Lại Quốc Hùng, chủ biên của quý báo, một bài viết khác tôi cũng lượm trên "net", có nhận định khác về sự tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức của đại văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.  Vì tinh thần đa chiều của tự do ngôn luận, kính mong quý báo và Giáo sư Lại Quốc Hùng cho đăng bài nầy lên báo Làng để rộng đồng hương có dịp suy nghĩ.
Tôi đợi hai số báo tới của quý vị để được đọc.
Tôi có BC với các báo địa phương và một số "thiện tri thức" trong vùng để thông báo.  Kính, Định Nguyên.
                                   ***
Những Người “Cưa” Lịch Sử          
Lý Nguyên Diệuhttp://sachhiem.net/LICHSU/L/ LyNguyenDieu05.php
(02-May-2016) Bạn có biết trong giới cầm bút người “gốc Việt Nam Cộng Hòa” ở hải ngoại, đặc biệt là ở Quận Cam, California, có một loại “nhà nghiên cứu” chuyên làm nghề “cưa” lịch sử không? Vâng, lịch sử rành rành và chắc nịch như vậy mà họ có thể “cưa” như người thợ mộc cưa cành cây rồi chắp vá lại với nhau. “Cưa” một cách lạnh lùng, tán tận lương tâm, không hổ thẹn, như một người mất trí. Xin kể ra đây ba trường hợp rõ ràng trên giấy trắng mực đen, không thể cãi nổi.
■ Trường hợp thứ nhất là bài “Vinh Danh Trung Tướng Phan Trọng Chinh (1930-2014)” của tác giả Phan Tuyết Anh đăng trên báo Người Việt, ngày 18/11/2014. Đoạn văn bị “cưa” là như vầy:

Thời gian từ 1960 đến tháng 4 năm 1975

- Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân (BĐQ) Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hỗ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (Mobile Training Team) do Đại Tá Lewis Mille chỉ huy. Tại Saigon, thủ đô VNCH – Thiếu Tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên. Thiếu Tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như Đại Úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại Tá) tổ chức hoàn chỉnh binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số v…v…

- 1965 Ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh khu 32 Chiến Thuật (Vùng 32 chiến thuật, gồm các tỉnh: Tây Ninh, Hậu Nghĩa, và Long An, là những tỉnh nằm sát thủ đô Sài Gòn).-
http://www.nguoi-viet.com/ absolutenm2/templates/ viewarticlesNVO.aspx? articleid=198383&zoneid=192

Cuối bài này có ghi 7 “tài liệu trich dẫn và tham khảo”, chứng tỏ tác giả Phan Tuyết Anh viết bài có sưu tầm và có tham chiếu khi viết lại cuộc đời hào hùng của tướng sạch Phan Trọng Chinh, một vị tướng mà tác giả cho rằng “đã sống rất xứng đáng với danh xưng: vị tướng Thanh Liêm,Trong Sạch của Quân Đội cùng với Tư Cách và Đời Sống được nhiều người yêu mến và nể phục”. 

Nhưng đọc lại đoạn trên ta sẽ thấy tác giả đã “nhảy” từ tháng 7/1960 qua liền đến năm 1965, “cưa” bỏ cuộc đời binh nghiệp của tướng Chinh … 5 năm, và cho ông nhảy hai bậc từ Thiếu tá lên Đại tá! Chuyện gì đã xảy ra trong đời tướng Chinh trong 5 năm nhiều biến động đó mà tác giả Phan Tuyết Anh đã phải “cưa” mất? Đó là chuyện vị tướng được vinh danh nầy, trong thời gian ấy còn là Thiếu Tá, đã tham dự vào cuộc binh biến để đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm ngày 11-11-1960 (ba năm sớm hơn cuộc chính biến của các tướng lãnh năm 1963) và bị tòa án của chế độ này kết án 18 năm tù và đày ra Côn Đảo năm 1963 như Wikipedia tiếng Việt kể lại rất rõ ràng dưới đây (nhấn mạnh của LQD):

Năm 1960: Tháng 6, bàn giao chức Tham mưu trưởng Lữ đoàn Dù (cải danh từ Liên đoàn thành Lữ đoàn ngày 26/10/1959). Hạ tuần tháng 10 cùng năm ông đi nhận chức Chỉ huy trưởng Biệt động quân thay thế Thiếu tá Lữ Đình Sơn (giải ngũ 1963 ở cấp Thiếu tá). Ngày 11-11 tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, bị bắt giữ khi cuộc đảo chính đang xảy ra.

Năm 1963: Tháng 7, bị Toà án Mặt trận Sài Gòn tuyên phạt mức án 18 năm tù, tháng 10 bị đưa đi thọ hình ở Côn Sơn. Sau ngày đảo chính 1-11, được tha về. Tháng 12 được thăng lên Trung tá làm tỉnh trưởng Pleiku…

[
https://vi.wikipedia.org/ wiki/Phan_Tr%E1%BB%8Dng_Chinh]

Vì sao tác giả Phan Tuyết Anh lại trở thành “thợ cưa”, cắt đi một dấu ấn quan trọng như thế trong binh nghiệp của một vị tướng lãnh? Xin đọc đến cuối bài sẽ rõ …

■ Trường hợp thứ hai là bài “Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định sẵn” của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo ViệtWeekly ngày 20 tháng 3 năm 2008. Bài viết này nói về cái chết của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam với mục đích chứng minh rằng nhà văn nầy đã tự tử vì bị … bệnh tâm thần chứ không phải vì chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông Lục đã chịu khó dùng nhiều tài liệu để cố thuyết phục người đọc luận điểm nầy.

Và dĩ nhiên, ông Nguyễn Văn Lục bắt buộc phải đề cập đến Chúc thư mà Nhất Linh viết ngày 7-7-1963, ngay trước khi tự vẫn. Vì trong Chúc thư đó, chính Nhất Linh đã tuyên bố rõ ràng và dứt khoát nhất lý do tại sao chọn lựa hành động quyết liệt của mình, do đó nội dung của Chúc thư trở thành mục tiêu số một mà ông Lục phải triệt tiêu cho bằng được. Không triệt tiêu được nó, toàn bộ luận điểm (Nhất Linh tự tử vì bệnh tâm thần) của ông Lục sẽ sụp đổ. Ông Lục viết (nhấn mạnh của LND):

“Nhất Linh đã tự tử. Sự lựa chọn đó phải chăng do những biến cố thời cuộc chính trị của những năm 1963 hay là một chọn lựa tiền định, tiềm ẩn? Thực tế ông đã để lại một thông điệp 72 chữ mà nhiều người có thể lặp lại một cách thuộc lòng như: Ðời tôi để lịch sử xử. Nhưng lịch sử là ai? Ai xử? Xử như thế nào? Ðã xử chưa?”
http://www.talawas.org/talaDB/ showFile.php?res=12686&rb=0102

Đọc lại đoạn trên, và đọc toàn bộ bài viết của ông Lục, ta thấy Chúc thư đã bị ông Lục “cưa” đi 66 chữ, chỉ giữ lại 6 chữ “Đời tôi để lịch sử xử” mà thôi. Thế rồi ông Lục dựa lên chỉ 6 chữ nầy mà quay cuồng, diễn dịch, hò hét như một kẻ bị bệnh tâm thần để chứng minh cái chết của Nhất Linh chẳng liên hệ gì đến chế độ Ngô Đình Diệm cả. Trong khi đó, nguyên văn đầy đủ Chúc thư của Nhất Linh là như sau (nhấn mạnh của LND):

“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.”
https://vi.wikipedia.org/wiki/ Nguy%E1%BB%85n_T%C6%B0%E1%BB% 9Dng_Tam

Ông Nguyễn Văn Lục không nhắc đến, tức là giấu đi, hai động cơ mà Nhất Linh muốn trăn trối nhất, và trở thành động lực khiến ông tự hủy mình: (1) Tố cáo và cảnh cáo ông Diệm sẽ phạm “một tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản”; và (2) Tán đồng và noi gương “Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” 

Thủ bút chúc thư của Nhất Linh được Neil Sheehan dịch và đăng trên UPI ngày 7/8/1963. Một phiên bản thứ nhì của Thủ bút nầy được người cháu của Nhất Linh là Nguyễn Tường Vũ ngầm trao cho nhà văn Ngô Thế Vinh cất giữ để phòng ngừa bị Mật vụ của chế độ Diệm thủ tiêu. Xem chi tiết tại 
http://hoangnamgiao. blogspot.com/2015/12/nhat- tien-va-vanhao-nhat-linh-ngo- vinh.html

Vì sao tác giả Nguyễn Văn Lục lại vô liêm sĩ trở thành “thợ cưa”, dám cắt đi 92% nội dung của một chứng liệu lịch sử quan trọng do một nhân vật lỗi lạc và khí phách như Nhất Linh Nguyễn Trường Tam viết trước khi tự xử, xin đọc đến cuối bài sẽ rõ …

■ Trường hợp thứ ba là mục “Viết Mà Chơi” của tác giả Tú Gàn/Lữ Giang/Nguyễn Cần đăng trong báo SàiGòn Nhỏ ngày 29/10/2004. Tác giả nầy viết khá nhiều nên ông ta là một chuyên viên về “cưa” lịch sử. Xin lấy một đoạn văn bị “cưa” trong mục nầy làm thí dụ (nhấn mạnh của LND):

“Khi được biết, với sự giúp đỡ của Pháp, chính phủ Ngô Đình Diệm đang tìm cách hoà hoãn với Bắc Việt để thoát ra khỏi áp lực của Hoa Kỳ, trong bản thông báo số 2352/63 đề ngày 14.9.1963 dưới tiêu đề “The possible of a GVN Deal with North Vietnam”, CIA đã viết như sau:“Theo nhận định của chúng tôi (CIA), trở ngại không phải là việc Diệm hay Nhu “chuyển qua” (going over) phe Hồ … Sự nguy hiểm là ở chỗ Diệm và Nhu quan tâm đến những quyền lợi riêng của quốc gia họ …”

Có độc giả thắc mắc đi tìm nguyên bản câu tiếng Mỹ của CIA thì mới thấy nguyên văn tiếng Anh câu đó như sau (nhấn mạnh của LQD):

“In our view, the problem is not one of Diem or Nhu’s “going over” to Ho … Instead, the danger lies in the fact that Diem and Nhu consider their own interests to be those of their country …”

Và mới phát hiện ra rằng tác giả Tú Gàn nầy là một chuyên viên đa năng nên ông ta có thể … vừa dịch vừa “cưa”. Và “cưa” cả tiếng Mỹ của cơ quan tình báo CIA. Ở đây tác giả Tú Gàn “cưa” mất 6 chữ “their own interests to be those” để biến hóa một lên án anh em Diệm Nhu (nhập nhằng xem quyền lợi riêng thành quyền lợi chung) thành một lời khen (chỉ quan tâm đến quyền lợi quốc gia).

Bị lật mặt nạ làm “thợ cưa” phịa sử đổi trắng thay đen, chàng Tú Gàn nầy phải đăng báo công khai thú tội đã “cưa” lịch sử (như Tú Gàn đã từng phải theo lệnh toà án công khai xin lỗi kỷ sư Bùi Bỉnh Bân trên báo chí trong vụ án dám phịa cả lời quan tòa Robert Garner để sỉ nhục ông Bân) và in lại câu dịch không bị cưa như sau: “Sự nguy hiểm là ở chỗ Diệm và Nhu coi những quyền lợi riêng của họ như là quyền lợi của quốc gia họ.”

* Trong ba trường hợp kể trên, các tác giả có hai điểm tương đồng là (i) cả ba tác giả nầy đều là tín đồ cuồng tín của hai loại đạo: Đạo thờ Thiên Chúa và đạo thờ Diệm-Nhu; và (ii) cả ba bài viết đều “cưa” lịch sử một cách không hổ thẹn, như một phản xạ tâm thần tự nhiên và bình thường.

Hai “thợ cưa lịch sử” Nguyễn Văn Lục (trái) và Nguyễn Cần, aka Lữ Giang, aka Tú Gàn

Cả ba tác giả đều cùng một mục đích cuối cùng là “cưa” lịch sử để chạy tội cho ông Diệm

Phan Tuyết Anh “cưa” chuyện Trung tướng Phan Trọng Chinh tham dự đảo chánh chống ông Diệm năm 1960 và bị chế độ Diệm kết án 18 năm tù đày ra Côn Đảo,
Nguyễn Văn Lục “cưa” 66 chữ trong lá thư tuyệt mệnh của văn hào Nhất Linh nói rõ ông “tự hủy mình như Hoà thượng Thích Quảng Đức” và kết tội ông Diệm đàn áp người quốc gia là “tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản”,
Tú Gàn Lữ Giang Nguyễn Cần “cưa” nhóm chữ “những quyền lợi riêng của họ” để che giấu chuyện Tổng Thống Diệm đánh tráo quyền lợi gia đình với quyền lợi quốc gia.
“Cưa” đi là để che giấu. Ở đây là che giấu điều xấu xa của ông Diệm để người khác khỏi tố cáo.

Cái truyền thống che giấu điều xấu cho người đồng đạo của đạo Công giáo La Mã nầy phải được coi như một loại bệnh ung thư sẽ còn kéo dài như các Giáo hoàng, Hồng Y đã và đang bao che cho gần 5 nghìn Linh mục phạm tội ấu dâm trên cả 3 châu Âu, Á, Mỹ kéo dài trong 9 thập niên!

Nguy cơ ung thư nầy phải là một mối quan tâm lớn cho toàn dân Việt vì mới chỉ lo che chở cho một con chiên như ông Ngô Đình Diệm mà họ đã không ngại ngùng và công khai vứt đi danh dự của họ như vậy thì khi động đến Giáo chủ hay nền Thần học của họ, cái gì mà họ không sẵn sàng vứt đi? Điều nầy không phải là một suy đoán mà là một sự kiện đã xảy ra như khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đang hung hăng chống nhà nước nhưng khi Vatican bảo câm miệng là vội vứt đi dũng khí và đàn chiên bơ vơ ở Hà Nội để ngậm miệng nửa đêm 12-5-2010 bay qua Mỹ “chữa bệnh” … á khẩu!

Không biết khi nào thì loại người Việt phi dân tộc nầy nhận ra được là họ đang bị một loại ung thư tâm lý khi mang trong đầu một niềm tin tôn giáo làm biếm nhục đời họ và gây nhọc mệt cho đất nước Việt Nam?

Lý Nguyên Diệu

No comments:

Post a Comment