Monday 28 May 2018

[VCHR] Tưởng niệm và cầu siêu cho Alvin L. Jacobson, người miệt mài cho Nhân quyền và Tù nhân vì Lương thức Việt Nam

Alvin L. Jacobson
Alvin L. Jacobson

PARIS, ngày 28-5-2018 (VHCR) – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VHCR) thành kính Tưởng niệm và Cầu siêu cho Alvin L. Jacobson, một người bạn trung thành của Việt Nam, đã không ngừng vận động cho nhân quyền và số phận những Tù nhân vì Lương thức tại Việt Nam. Tạ thế tại tư gia ở Cambridge, Massachussets, Hoa Kỳ, hôm 21 tháng 5 vừa qua, hưởng thọ 76 tuổi sau những năm tháng dài vật vã với cơn bệnh Bạch cầu Cấp (Leukemia). Mới hồi đầu tháng giêng năm nay, Alvin Jacobson đã từ chối sự chăm sóc của bệnh viện để về sống những ngày cuối cùng cạnh gia đình con cái. Trong cơn bệnh trầm kha, Alvin Jacobson vẫn không chịu nghỉ ngơi, luôn tiếp xúc với bạn hữu, nhà trường, nhà thờ để nói lên nỗi khốn khó của vị cao tăng Phật giáo, Tăng Thống Thích Quảng Độ, thúc đẩy các em học sinh, sinh viên viết Thiệp chúc đầu năm gửi về Saigon chúc Ngài.
“Alvin Jacobson hoạt động không mệt mỏi cho việc trả tự do những Tù nhân vì Lương thức tại Việt Nam cũng như khắp thế giới, với nhiệt tình sôi động, với lòng từ và bền bỉ kiên trì. Đời Alvin và sự dấn thân đã củng cố lòng tin và hứng khởi cho các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nói lên lời Tưởng mộ.
Alvin Jacbson là con người nổi bật trong mọi sinh hoạt của mình, làm Giảng sư Xã hội học tại Đại học North Carolina, rồi Tham vấn tài chính cho các dịch vụ Công nghệ. Từ đầu thập niên 70, đồng sáng lập Nhóm 56 Ân Xá Quốc tế tại Lexington. Suốt 16 năm qua, Alvin Jacobson chuyên chú vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Năm 2002, Nhóm 56 của Ân Xá Quốc tế bảo trợ bênh vực cho trường hợp Đức Cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang như Người Tù vì Lương thức. Sau khi Ngài viên tịch, Nhóm chuyển sang bảo trợ cho Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ. Trong thời gian Nhóm 56 hoat động cho Việt Nam, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam là mối kết hợp thân cận, nguồn cung cấp tin tức Việt Nam. Nhóm 56 đã căn cứ vào các tài liệu này để viết hằng trăm bức thư gửi Dân biểu Hạ viện, Tổng Thống, Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ, và cho Giám đốc các Công ty Hoa Kỳ làm ăn tại Việt Nam báo động thảm trạng nhân quyền và tôn giáo. Một trong những chiến dịch cuối đời Alvin Jacobson, là thu tập 70 bức thư kêu gọi trả tư do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ gửi Phái đoàn Quốc hội Châu Âu sang thăm Việt Nam và thúc đẩy các em học sinh trung học tại Lexington viết Thiệp chúc đầu năm gửi về Thanh Minh Thiền viện ở Saigon khánh chúc Ngài Quảng Độ, mà Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã chuyển giúp để tránh nạn kiểm duyệt của bưu điện cộng sản.
Năm 2013, khi được tin Alvin Jacobson mắc bệnh Bạch cầu Cấp, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã viết thư hỏi han, có đoạn như sau :
“Trong cơn bệnh hoạn hoặc hiểm nghèo người ta mới thấy quý tình bằng hữu và mối liên đới. Quý như không khí ta thở. Đó là điều bản thân tôi cảm nhận trong những năm dài lưu đày, nơi tù ngục hay quản chế. Nhà cầm quyền có thể bắt giam, cô lập, làm nhục ta, nhưng họ chẳng bao giờ cướp được mối dưỡng nuôi ấm áp trong lòng ta, là chẳng ai có thể giam hãm ta trong cô đơn.
“Nhiều năm qua bạn đã nhọc nhằn trong cuộc vận động trả tự do cho tôi, mặc dù chẳng ai hồi đáp hay biết tới công bạn. Lòng kiên quyết của bạn đã gíup tôi chống đỡ, củng cố quyết tâm vận động cho nhân quyền và tự do Việt Nam. Vì tôi tin rằng tinh thần bất bạo động và lòng từ bi sẽ thắng hận thù và đàn áp, tôi cứ tiếp tục con đường này trước bất cứ hệ quả nào.
“Mấy lời gửi đến bạn để nói rằng có tôi bên bạn trong mọi cuộc thử thách, và bạn đang ở trong lòng tôi”.

PARIS, 28 May 2018 (VCHR) –The Vietnam Committee on Human Rights (VCHR) mourns the passing of Alvin (“Al”) L. Jacobson, a dedicated human rights advocate and true friend of Vietnam. He died at his home in Cambridge, Massachussetts (USA) on May 21st 2018 at the age of 76, after a long battle against leukemia. In January 2018, he decided to renounce hospital treatment and spend his last days in the company of his family and friends.
“Al Jacobson worked tirelessly for the release of prisoners of conscience, in Vietnam and elsewhere, with passion, compassion and tenacity. His life and work are an inspiration to all human rights defenders” said VCHR President Võ Văn Ái.
Al Jacobson had a distinguished and varied career as an Assistant Professor of Sociology at the University of North Carolina, then working in consulting and the financial services industry. In the 1970s he co-founded Amnesty International’s Group 56 in Lexington. His involvement with Vietnam lasted 16 years, beginning in 2002 when his group adopted Thích Huyền Quang, then Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) as a prisoner of conscience. After Thích Huyền Quang’s death under house arrest in 2008, Group 56 took up the case of his successor, Thích Quang Độ, who they continue to support today. During these years, VCHR worked closely with Al Jacobson to provide information and ideas for the group’s actions, which included hundreds of letters to members of the US Congress, the President, State Department, media and to CEOs of US companies doing business with Vietnam. Amongst his latest campaigns, Al Jacobson sent 70 letters calling for the release of Thích Quảng Độ to a European Parliamentary delegation visiting Vietnam, and mobilized high school students from Lexington to send messages of support to Thích Quảng Độ, which VCHR helped to deliver to the UBCV Patriarch without being intercepted by the Police.
When Al was diagnosed with leukemia in 2013, Thích Quảng Độ sent these words of sympathy and thanks: “It is in times of illness or misfortune that one realizes the importance of friendship and solidarity. They are as precious as the air we breathe. I learned this myself through my long years in internal exile, prison and under house arrest. The authorities can detain, isolate and humiliate you, but they cannot take away the inner warmth nurtured by the sentiment that you are not alone.
“You have worked so hard for my release over so many years, often with absolutely no recognition or reply. Your determination has helped to sustain mine, and strengthen my commitment to struggle for human rights and freedom in Vietnam. For I believe that nonviolence and compassion will overcome hatred and repression, and I will pursue this path, whatever the consequences. I send you these few words to let you know that I am beside you in your ordeal, as you are in mine.”

No comments:

Post a Comment