Tuesday 6 February 2018

(Hương Trần) Xin đóng góp ý kiến v/v "Lùm xùm" chuyện chữ Quốc Gia, chữ Cộng Sản chữ trước 75, chữ Việt sau 75.


Thưa ông Ngô Kỷ, đồng kính gửi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

Thể theo lời yêu cầu của ông Ngô Kỷ, tôi tự cho mình là một trong số đông người còn giữ vững nền văn hóa, văn học, văn chương Việt Nam mà ông Ngô Kỷ cho là người bất đồng ý kiến với ông ta về vấn để CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM, xin được đóng góp chút ý kiến và chia xẻ với ông Ngô Kỷ như sau:

Trước hết, tôi xin nhắc đến văn hóa và tư cách của một người viết văn, đại loại như ông Ngô Kỷ đây. Ông bảo rằng ông mởi gọi những người bất đồng ý kiến với ông lên tiếng phản biện, phản hồi một cách văn minh, xây dựng và tương kính, thế nhưng trong email dưới đây, trong bài viết đó ông đã không dùng tư cách của một người văn minh, cũng không dùng lời tương kính thì làm sao ông mong được người khác đáp lại với sự văn minh và tương kính với ông? Tuy lời lẽ trong bài viết của ông dưới đây vô cùng .... vô văn hóa, không tế nhị cũng chẳng tương kính nhưng tôi cũng xin được chia xẻ với ông theo tinh thần tương kính và văn minh, nếu có gì sơ sót mong ông lượng thứ cho.

_ Nói đến tiếng Việt, chữ Việt. Phàm là người Việt Nam chúng ta ai cũng biết nước Việt Nam chúng ta được xây dựng bằng sự góp phần của trăm họ khác nhau, trăm tộc khác nhau, do đó tiếng Việt được dùng theo tùy vùng, tùy địa phương, thế nhưng. Khi văn chương, chữ Việt được đưa vào văn học thì chỉ dùng chung 1 loại chữ, đó là CHỮ QUỐC NGỮ, VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM, lấy ví dụ như lỗi chính tả đã được đồng thuận với một phát âm để phân biệt dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng, âm ơ, ớ, ă, â, g, d, v, chữ có g, chữ không g, v..v.., đó gọi là CHÍNH TẢ. Ngoài lỗi chính tả ra chúng ta còn có cách viết văn, dùng từ cho hợp và rõ ràng khi muốn miêu tả ý nghĩa của mình, ví dụ như những chữ mà ông Ngô Kỷ liệt kê dưới đây và thách đố chúng tôi ra bằng chứng đó là loại chữ nghĩa của bọn cộng sản, tôi xin được chứng minh những điều đó như sau:

_ Trước 1975 chúng ta đã có văn chương nhất định để miêu tả ý nghĩa mà mình muốn nêu lên, chúng ta đã dùng văn chương được trao chuốt, bóng bẩy, sâu sắc, xin lỗi nói một câu nhiều khi người ta dùng văn chương chửi nhau mà nghe rất êm tai, nhẹ nhàng, nghe mà cứ như họ khen nhau, do đó cho dù có bất mãn hay giận nhau đi nữa không ai có những thái độ côn đồ đối đãi với nhau, đó là vì họ tự cho mình là người văn minh, có học thức, cho nên họ chỉ dùng văn chương học thức để nói với nhau để giữ tinh thần tương kính với nhau, cho dù trong lòng có phần bất mãn. Ngày nay, bỡi văn chương bị biến thành vô nghĩa, tối nghĩa, không đúng với ý nghĩa, bạ đâu phang đó như ông Ngô Kỷ nói là văn chương, ngôn ngữ dân gian, từ vùng, do đó mỗi khi bất mãn hoặc nghịch ý nhau thì họ liền tung ra những loạt ngôn ngữ dân gian qua dao, búa, súng, gậy và những chỗ kín của con người được đưa ra khoe như trong động của chị em ta, đó là vì sao?

Xin thưa, đó là vì tù sau 1975, sau khi bọn cộng sản cướp thành công miền Nam Việt Nam, chúng bắt hết những nhà trí thức đi tù mà chúng gọi là học tập cải tạo, chỉ còn lại những sinh vien tú tài và những tuổi trẻ lớp thấp hơn. Thế nhưng, những người đó vẫn thuộc hàng học thức bởi vì bọn cộng sản không có thằng nào có học, khi chúng mới vào Nam, chúng dùng những loại ngôn ngữ hay văn chương mà chỉ có bọn chúng hiểu, người miền Nam không ai hiểu và ngược lại, người miền Nam nói chuyện chúng không hiểu vì thời điểm đó vẫn còn văn chương, văn học thuần túy, trong sáng, sâu sắc, vì thấy chúng nó ngu dốt và nói chuyện không ai hiểu chúng nói gì, người miền Nam mình thường hay dùng chữ để chửi chúng nó, ví dụ như có một cụ Bắc di cư năm 1954, cụ ngồi bán dép ở vĩa hè, một thằng bộ đội ghé vào mua dép, nó ngồi lựa hoài mà hình như không lựa đưọc đôi nào nó vừa ý, bà cụ lúc đó mới cao hứng ngâm ra 2 câu thơ như sau:

Ăn khoai lang chấm muối thì bùi,
Lấy chồng bộ đội lấy thằng cùi sướng hơn.

Bà cụ muốn bày tỏ ý nghĩ của bà là mấy thằng bộ đội còn tởm hơn cả những người cùi. Lại còn nữa. Sau khi bắt hết những ngưòi trí thức đi tù cộng sản, chúng nó mở lớp học "Bổ túc văn hóa" để chúng nó học, nhưng lúc đó chỉ còn lại những người từ lớp 6 trở xuống ra mặt thôi, tú tài cũng trốn hết không dám ra mặt. Chỉ với học vấn của lớp 6 thôi mà cũng khiến cho bọn cộng sản ngu đần phải ú ớ, không hiểu được vì văn chương miền Nam lúc đó thâm thúy, nói một lời có thể hiểu nhiều nghĩa khác nhau, họ đã dùng văn chương để chửi bọn cộng sản mà chúng nó không biết, chúng nó cứ tưởng người ta khen chúng nó cho nên cứ cuời hô hố. Cho đến một ngày có người thấy chúng nó qúa ngu đến tội nghiệp, họ đã mở lòng tốt nói cho chúng nó biết người ta chửi chúng nó như thế này, thế kia. Sau khi biết được văn chương miền Nam qúa phong phú, thâm thúy, có thể dùng để chửi người ta mà như là khen người ta, chúng nó tự ái và dẹp bỏ luôn các lớp bổ túc văn hóa và kể từ đó văn chương, từ ngữ Việt Nam bị dần chuyển hóa thành những loại văn chương không hợp nghĩa, không trong sáng, không sâu sắc, thâm thúy như trước nữa. Những từ ngữ mà ông Ngô Kỷ liệt kê dưới đây tuy đúng là dùng chữ Việt mà viết ra nhưng xin hỏi ông Ngô Kỹ khi chúng nó được dùng vào câu văn có ý nghĩa gì hay không? Có dùng đúng với câu văn hay không? Hay chỉ là phang đại để cho là từ ngữ mới theo phong trào văn chương bản xứ hoặc dân gian?

_ Như tôi đã nói trên đây, Việt Nam chúng ta có rất nhiều sắc tộc khác nhau, văn hóa khác nhau, văn từ cũng có phần khác nhau nhưng chỉ có thể dùng khi nói chuyện ngoài dân gian, khi dùng trong văn chương thì không thể nào dùng văn từ địa phương hay danh từ dân gian vì sẽ làm cho bàn văn của mình trở thành thô tiển một cách tồi tệ đến ngu dốt. Văn chương Việt Nam là một văn chương phong phú, sâu sắc, thâm thúy, không thể nào thay đổi thành loại văn chương ngu dốt đến cỡ thất học, vô văn hóa như ngày nay. Nếu ông Ngô Kỷ cho rằng từ ngữ ngày nay không phải do bọn cộng sản chế ra và cho rằng đó là loại văn chương phong phú để đưa vào văn chương, văn học thì tôi xin đố ông một điều, điều này sẽ không làm khó được ông vì nó nằm trong lĩnh vực của ông.

Tôi đố ông Ngô Kỷ có thể dùng từ ngữ của nhà sản ngày nay để viết một bài thơ, tùy ý của ông chủ đề bài thơ là gì, hoặc viết một bài văn, tùy ý của ông chủ đề bài văn là gì. Nếu ông Ngô Kỹ có thể làm được thì tôi cho rằng tôi đã sai khi phản bác về văn từ của cộng sản lớp 3 trường làng chế ra và tôi sẽ sẵn sàng xin lỗi vì đã coi thường loại văn từ lớp 3 trường làng nhà sản. Cho đến khi tôi nhận được bài thơ hoặc bài văn do ông Ngô Kỷ viết bằng từ ngữ của cộng sản chế ngày nay, tôi xin phép được giữ y ý nghĩ của tôi là KHÔNG DÙNG CHỮ CỘNG SẢN SÁNG CHẾ. 

Mong rằng ông Ngô Kỹ không để tôi chờ đợi qúa lâu hoặc thất vọng.

HNTT

No comments:

Post a Comment