Tuesday, 12 February 2019

[Tôn Thắng Đạo Tràng] Tường Trình Buổi Diễn Hành Tết Kỷ Hợi 2019 Tại Little SàiGòn Orange County California - Thời gian diễn hành: Ngày 09 Tháng 02, 2019


Ngày 9 tháng 2, 2019 có rất nhiều đoàn thể trong nhiều cộng đồng tham gia buổi diễn hành Tết tại Little Sài Gòn trên đại lộ Bolsa Trần Hưng Đạo. 

            Tổ chức diễn hành tại khu phố Bolsa Westminter năm nay có chủ đề “Kỷ niệm 230 năm Đại Đế Quang Trung chiến thắng quân Thanh”.  Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California tổ chức với sự hỗ trợ hàng trăm hội đoàn, các cơ sở thương mại, các mạnh thường quân, và giới trẻ trong cộng đồng với mục đích là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của đất nước Việt Nam cho các thế hệ con cháu tương lai.  Có sự tham gia của các cộng đồng bạn và rất nhiều người từ các Tiểu Bang xa xôi như New York, Washington, Virginia, Arizona, Idaho, Texas… cũng như ở các quốc gia khác như Pháp, Anh, Úc, Nhật… đến tham dự rất đông.

            Sáng sớm ngày diễn hành khoảng 6 giờ sáng có những cơn mưa rất lớn trên khu phố Bolsa, mọi người lấy làm lo lắng và sốt ruột vì họ không thể bảo quản quá lâu được những trang trí cho xe hoa dưới những cơn mưa nặng trĩu hột như thế.  Tuy nhiên những cơn mưa này lại tạnh và dứt hẳn lúc 9 giờ sáng sau 3 tiếng đồng hồ mưa như đổ nước.  Khi trời quang mây tạnh, ánh nắng tết Nam California ấm áp chan hoà đến mọi nơi.  Mọi người vui vẽ vội vàng trở lại xe hoa để chuẩn bị cho buổi diễn hành. Thời tiết lúc này khoảng 58 độ F.  Trời tuy se lạnh nhưng mọi người tham dự buổi diễn hành này trên con đường Đại Lộ Bolsa Trần Hưng Đạo xuất hiện càng lúc càng đông.
            Đại diện tham dự diễn hành cho GHPGVNTN là Ban Hộ Trì Tam Bảo chùa Phật Quang và một số huynh trưởng tham dự.   Ban Hộ Trì Tam Bảo đã làm việc vất vả trong những ngày tháng qua để chuẩn bị chu đáo một chiếc xe hoa . Chủ đề xe hoa diễn hành của chùa Phật Quang năm nay là “Chơn Tâm Bất Biến” với ngôi chùa Từ Hiếu, Sài Gòn cũng là nơi Đức Tăng Thống trở về từ miền Bắc Việt Nam cuối năm 2018.   Vì thương mến ân đức hy sinh lớn lao của Đức Tăng Thống đối với Phật tử nói riêng và đối với dân tộc nói chung, Ban Hộ Trì Tam Bảo chùa Phật Quang đồng ý dùng lại bức ảnh Ngài đứng thẳng phía trước, tay cầm ngọn đuốc được thắp sáng tượng trưng cho sự soi chiếu vô minh và sự truyền thừa Phật pháp không bao giờ mất.  Hai bên xe là những lá cờ của nước Hoa kỳ, nước Việt Nam Cộng Hoà, và cờ của Giáo Hội.  Trước đầu xe  có treo hình một quyển Hiến Chương Giáo Hội thật lớn để nói lên cương lĩnh hoạt động xưa nay của Giáo Hội không hề bị thay đổi

            Các xe hoa tham dự buổi diễn hành tập trung gần chợ ABC tại đại lộ Bolsa Trần Hưng Đạo.  Đi đầu trước xe hoa Ban Hộ Trì Tam Bảo chùa Phật Quang có ba vị  cầm một tấm biểu ngữ dài có biên câu:
            "Chánh pháp không thể nở hoa khi giang sơn còn nô lệ.
            Chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức đói nghèo.
và có những tấm bảng cầm tay khác như:
            "Người tù 36 năm không tội. Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ." Hay
            “Human Right Act S2043”…
            Buổi lễ “An Vị Tổ” bắt đầu lúc 10:30 AM tại khán đài phía trước thương xá Phước Lộc Thọ.  Sau đó là sự ra mắt của Ban Tổ Chức và Ban Đại Diện Cộng Đồng cùng với những vị mạnh thường quân đã hảo tâm bảo trợ.  Lễ khai mạc chấm dứt bằng buổi chào quốc kỳ và quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà.  Sau đó là buổi diễn hành được bắt đầu với 9 con lân (cửu long) nhảy múa trong những tiếng pháo đón xuân nổ từng hồi điếc tai và rộn rã, tuôn khói trắng mù mịt che mờ cả khán đài.  Tiếng con nít người lớn reo hò vang dội khắp nơi như để đón mừng một năm mới đầy hứa hẹn và vui vẽ đến cho mọi người.  Tiếng bàn bạc và cười nói của khán giả ồn ào khắp nơi.  Có người đến từ Pháp nói rằng bên Pháp cũng có bánh tét bánh chưng, nhưng  ăn Tết bên ấy không vui bằng ở đây. 
           
            Các đoàn xe của các nhóm diễn hành bắt đầu lăn bánh chầm chậm trên con đường Bolsa ngập tràn nắng ấm và rất đông người đứng xem hai bên đường.  Một cách thanh bình và thứ tự các bô lão đi trước, sau đó có bốn thanh niên mặc quốc phục mang bốn cây cờ đứng, mỗi cây cờ là một câu thơ của Lão Tướng Lý Thường Kiệt:

            Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
            Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
            Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
            Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

            Ánh nắng ban mai ở Cali ấm áp của mùa đông hôm ấy làm phong cảnh thêm vui tươi và nhộn nhịp một cách trìu mến   Tiếng pháo nổ còn sót đì đùng, chát chúa, vang dội rất xa hồi lâu như muốn báo hiệu năm con Chó đã qua, và con heo "thanh bình và giàu có" mang nhiều hy vọng đang đến.   Có một điều đặc biệt là cứ mỗi một xe hay một nhóm diễn hành đi ngang thương xá Phước Lộc Thọ,  thì có vị xướng ngôn viên giới thiệu về những nét đặc thù và những hoạt động của xe hoa hay nhóm diễn hành đó.  Tiếng giới thiệu của vị xướng ngôn viên nầy được phát vang dội từ ống loa được gắn trên cao, làm cho mọi người dù ở cách xa 500 mét cũng có thể nghe được rõ ràng.  Khán giả đứng hai bên đường đưa tay ra vẫy và la vang tiếng chúc mừng năm mới.  Chúng tôi có thâu được một đoạn video khi vị xướng ngôn viên nầy nói về quá trình đấu tranh của Đức Tăng Thống lúc chiếc xe hoa của Ban Hộ Trì Tam Bảo Chùa Phật Quang lăn bánh ngang qua thương xá Phước Lộc Thọ.  Đến 1:30 trưa thì cuộc diễn hành chấm dứt.  Mọi người ra về vui v. Những khách phương xa ngậm ngùi luyến tiếc chào nhau giã biệt và hẹn gặp lại ở năm sau trong dịp tết tới. 
            Sau đây là một số chi tiết về việc sửa sang và kiến tạo lại xe hoa Chùa Từ Hiếu, Sài Gòn của Ban Hộ Trì Tam Bảo Chùa Phật Quang diễn hành:
            Xe hoa ni “Chùa Từ Hiếu, Sài Gòn”  năm nay trước kia là “Thanh Minh Thiền Viện”  đã từng   lần diễn hành trong thời gian qua tết 2016, 2017, và 2018.   Ngoài số tiền do các anh em ban Hộ Trì Tam Bảo Chùa Phật Quang chi ra, sư cô Minh Từ Chùa Hương Tích, Orange County có đóng góp vào một số tịnh tài là $500 và Hoà Thượng Thích Huyền Việt Chùa Liên Hoa, Texas đóng góp vào $300.  Ban Hộ Trì Tam Bảo chùa Phật Quang xin phép sư cô Minh Từ chùa Hương Tích dùng sân chùa để trang trí xe hoa diễn hành và được Sư Cô chấp thuận và tận tình giúp đỡ.  
            Theo tin tức cập nhật trên báo chí thì buổi diễn hành năm nay có khoảng 16 ngàn người tham dựTrong đó có các cựu quân nhân VNCH, các tổ chức tôn giáo, các dân biểu, nghị viên, hội đồng thành phố.  Trong giới trẻ, có nhiều thế hệ trẻ gốc Việt, như Tổng Hội Sinh Viên Nam California, học sinh các trường trung học trong khu vực Westminster, Garden Grove như Westminster High School, La Quinta High School… các hướng đạo sinh, các câu lạc bộ võ thuật, đánh trống, múa lân, trình diễn nghệ thuậtCũng có sự tham dự của cộng đồng người Cambodia, người Mỹ bản xứ Indian Amerian và các cơ sở thương mại và các nhà tài trợ…
            Buổi diễn hành kết thúc lúc 1:30 chiều.   Sau đây là một số hình ảnh và một đoạn ngắn video của vị xướng ngôn viên nói về các hoạt động của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà chúng tôi có cơ hội thâu lại.   Vui lòng xem một đoạn video đính kèm trong thư sau.

Kính chúc các Đạo Hữu một năm mới nhiều may mắn và an lạc.  
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
Ngày 10 tháng 02 năm 2019


[Cơ Sở Quê Mẹ] CHÚC MỪNG NĂM MỚI KỶ HỢI 2019


[VCHR] Những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã bị Phúc trình UPR Việt Nam giấu nhẹm trước LHQ — LHQ viết thư cho Hà Nội yêu cầu trả lời về tình trạng của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ

Vietnam Committee on Human Rights (VCHR)
Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l'Homme
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

PARIS, ngày 1 tháng 2 2019 (UBBVQLNVN / VCHR) – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) cho biết Phúc trình UPR của Phái đoàn Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève đã không đáp ứng những lo âu về tình trạng gia tăng đàn áp nhân quyền mà các quốc gia thành viên LHQ quan tâm nêu ra.
Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) Việt Nam tại LHQ hôm 22 tháng giêng vừa qua đã có 291 khuyên cáo do 121 quốc gia thành viên đưa ra sau khi nghe Phái đoàn Hà Nội phúc trình và 22 thành viên quốc gia nộp trước các câu hỏi. Bản phúc trình của Hà Nội được thông qua hôm 25 tháng giêng. Việt Nam sẽ phải tái phúc trình cho Nhóm công tác UPR trước khoá họp Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ 41 vào tháng 6 và 7 tới đây nói rõ Việt Nam chấp nhận hay bác bỏ những khuyến cáo nào trong vòng bốn năm tới theo định kỳ kiểm điểm UPR.
Ông Võ Văn Ái theo dõi bản Phúc trình UPR lần 3 của Hà Nội tại LHQ Genève
Ông Võ Văn Ái theo dõi bản Phúc trình UPR lần 3 của Hà Nội tại LHQ Genève

291 khuyến cáo của các quốc gia thành viên bao quát rộng trên những lĩnh vực như việc giam cầm và sách nhiễu các bloggers, nhà báo và những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, sử dụng rộng rãi và thường xuyên án tử hình, những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền lập hội, hội họp và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, quyền phụ nữ và trẻ em, nạn buôn người, tra tấn, quyền công đoàn và xử lý pháp luật. Một số quốc gia nhận xét rằng cuộc đàn áp nghiêm trọng những cá nhân biểu tỏ ôn hoà chính kiến gia tăng trong năm 2018.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) nói rằng : Những khuyến cáo này cho thấy sự đánh giá mạnh mẽ về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền đối với nhân dân họ trên mọi lĩnh vực của đời sống hằng ngày. Nhà cầm quyền Việt Nam nại cớ ‘an ninh quốc gia’ và ‘nạn khủng bố để giải thích hiện trạng đàn áp. Nhưng họ không bịp được cộng đồng quốc tế. Tỷ số những nhà hoạt động trong các xã hội dân sự bị kết án gần đây minh chứng họ không là những kẻ khủng bố, mà chỉ là những người công dân bình thường kêu gọi tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ.

(Diệu Thường – Trần Thị Kim Yến) TÂM THƯ VỀ CÔNG HẠNH CỦA ĐỨC TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ VÀ NHỮNG SỰ THẬT HIỆN HỮU TẠI CHÙA TỪ HIẾU.


Thưa các Phật Tử quan tâm, 

Bức Tâm Thư của đạo hữu Diệu Thường đã nói lên tình trạng sinh sống của Đức Tăng Thống tại tu viện Từ Hiếu tạm được yên ổn, nhưng vẫn có một số người bất kể luật lệ hiện hành về sự tự do cư trú của người dân,  cố ý dùng những mưu mẹo vặt để bẩy rập áp tải Ngài Tăng Thống ra lại miền Bắc. Điều đó nói lên hành động của nhóm bất lương nầy có tánh cách phạm pháp và có tính cách cá nhân.  Có thể bọn người này sẽ tiếp tục những thủ đoạn gian manh lần tới nữa.   Xin mọi người cầu nguyện Đức Tăng Thống được bình an và mạnh khoẻ trong thời gian còn lại của đời Ngài.  Bản thân tôi, xin chấp tay tán thán và tuỳ hỷ công đức đến Hoà Thượng Thích Nguyên Lý và các Phật Tử Diệu Thân, Phật Tử Diệu Thường, Phật Tử Thiên Hương, Phật Tử cô Bình và các Tăng Ni và Phật Tử chùa Từ Hiếu đã hết lòng bảo vệ và chăm sóc Đức Tăng Thống trong những thời gian khó khăn và hiểm nguy gần đây.  

Kính chúc quí đạo hữu thân tâm an lạc. 

Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
1/29/2019
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa đồng bào Phật tử!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Con là Phật tử Diệu Thường – Trần Thị Kim Yến, đã có đủ duyên lành phụng sự Tam Bảo tại Chùa Từ Hiếu và đặc biệt con cũng có phước duyên được lân mẫn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ – Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN – mấy chục năm qua, chứng kiến những lần Ngài bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, giam cầm và lưu đày cho tới ngày hôm nay.
Con cũng là người cùng Chư Tăng Chùa Từ Hiếu ra tận Miền Bắc đón Ôn Ngài về Miền Nam. Hơn hai tháng qua, Ngài an trụ tại Chùa Từ Hiếu, con cùng các bạn đạo cũng đủ phước duyên được nấu cơm hầu Ngài. Mỗi ngày chúng con chứng kiến sự cải thiện sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của Ôn Ngài sau 40 ngày đêm bất an và căng thẳng tại Thái Bình. Hôm nay Ôn Ngài an vui, khỏe mạnh và luôn hài hước trước sự ân cần thăm hỏi của mọi người.
Hòa Thượng Thích Nguyên Lý – Viện Chủ Chùa Từ Hiếu – người đã hết lòng thương yêu, bảo vệ và tôn trọng ước nguyện cuối đời của Ôn Ngài; chỉ mong sao Ngài được an ổn và bình yên ở nơi Ngài đã chọn. Hôm Ngài Thanh Minh viên tịch, ai đó hỏi Ngài về vô thường , trước mặt nhiều người, Ngài nói: “Tôi sống những ngày cuối đời ở đây và cũng chết ở đây, không đi đâu nữa; khi tôi chết thì làm lễ thật đơn sơ giản dị cho đỡ tốn kém, chỉ để 2 đến 3 ngày, không cần nhập tháp, thiêu ra tro rồi đem rải ra biển”, rồi Ngài cười – nụ cười hiền lành mãn nguyện…

Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ


Bài 2: Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế trả lời chung về âm mưu phá hoại cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Tự do Tôn giáo của hai Dư Luận viên Thục Vũ — Ý Dân

Dè bỉu Đức Tăng Thống GHPGVNTN

PARIS, ngày 25/1/2019 (VCHR & PTTPGQT) - Lạ thật, “trung kiên với đường hướng và khâm tuân những Giáo chỉ, Thông tư của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ”, nhưng lại hung hăng viết 87 bài đánh phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), bôi nhọ cơ quan Thông tin và Phát ngôn của GHPGVNTN, là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ?

Không một người nào trong cái gọi là Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo (LLCSCHPG) có chức vụ cao hay thấp trong Giáo hội, quá khứ cũng như hiện tại, chưa bao giờ một trong 3 tên Thục Vũ Hoàng Hữu Thụy, Tuệ Kiếm Trần thị Bạch Vân, Ý Dân Nguyễn Đức Thuần ký đơn gia nhập làm thành viên của GHPGVNTN. Thế nhưng, 3 kẻ ngoài Giáo hội, mặt trơ mày trẽn, vô liêm sỉ cùng mình, Thục Vũ và Ý Dân ăn nói, viết lách như người thuộc GHPGVNTN. Ai cho phép chúng làm cái việc mà toà án lương tâm cũng như toà án thế nhân cấm đoán và trừng trị ? Chúng viết 87 bài suốt 20 tháng qua nói “vanh vách” chuyện nội bộ Giáo hội, “rành rọt” như kẻ gác dan, như hồn ma bóng quế tàng hình vào ngồi giữa Văn phòng Giáo hội ; Tuệ Kiếm Trần Thị Bạch Vân, Tổng Thư ký LLCSCHPG, viết bài hỗn láo, phạm thượng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, chế diễu GHPGVNTN “chỉ còn lại 3 ông già sắp xuống lỗ” ?

Ơ hay, Phật giáo là đường tinh thần, là giáo lý giải thoát giác ngộ và cứu khổ trừ nguy. Đâu phải quân đội, mà tính số lính, số sư đoàn ? Đâu phải đảng chính trị, mà tính lực lượng đảng viên ? Đâu phải tuổi già tuổi trẻ, mà là vốn trải nghiệm chứng ngộ, vốn trí tuệ bát nhã ?

Sau năm 1975, chính quyền Cộng sản khủng bố và giải thể GHPGVNTN không văn kiện, thảm sát, bỏ tù lãnh đạo Giáo hội, bắt Tăng sĩ vào bộ đội đưa lên chiến trường Tây Nam Cam bốt. Hàng giáo phẩm và hàng trăm nhân sự hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo bị chia xé, tán lạc. Chẳng NGHE AI LÊN TIẾNG từ những ngày đầu địa ngục tháng 5 năm 1975 ấy. Ngoại trừ Cố Hoà thượng Thích Thiện Minh, nhưng liền bị thảm sát trong tù năm 1978, rồi ba Ngài Tăng Thống tiếp tục sau đó. Chấm dứt một thời kỳ, tưởng như vô vọng. Riêng nơi hải ngoại, từ năm 1976 trở về sau, chỉ còn Tạp chí Quê Mẹ và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) ở Paris tiếp nối con đường bảo vệ pháp lý lịch sử của GHPGVNTN và đòi hỏi tự do tôn giáo.

Một người đạo hạnh khác xa triệu người vô đạo

Trong nước, cuộc đấu tranh bảo vệ đạo lý và pháp lý lịch sử GHPGVNTN nằm trong tay 3 (ba) cá nhân, tay không tấc sắt, là Ngài Đôn Hậu, Ngài Huyền Quang và Ngài Quảng Độ. Cả ba vị chưa một lần cầu dựa vào sư đoàn lính. Tam vị dựa vào duy nhất cá nhân bất khuất và linh thức mình, một cá nhân bao hàm chính nghĩa giải hoặc cái phi nghĩa. Ngài Huyền Quang thiết lập Văn phòng Viện Hoá Đạo Lưu vong tại nơi trung tâm di động tù ngục, quản chế ở Quảng Ngãi – không có trung tâm, nên ở khắp mọi nơi. Nơi nào ngài ở, Viện Hoá Đạo ở đó, Giáo hội ở đó. Và Viện Hoá Đạo chỉ còn MỘT người. Ngài Đôn Hậu mang trọng bệnh ở Tổ đình Linh Mụ, Huế, thì nơi đó là Văn phòng Viện Tăng Thống. Và Viện Tăng Thống chỉ còn MỘT người. Ngài Quảng Độ bị quản thúc tại Xã Vũ Đoài, Thái bình, thì Viện Hoá Đạo và Giáo hội cũng ở đó.
Tuệ Kiếm và nhóm lực lượng ba người (tổ tam tam) của cái gọi là LLCSCHPG quen thói làm ăn chính trị cấp xã ấp, diễu cợt làm chi với ba ông già sắp xuống lỗ ! Từ trẻ tới già, có ai tránh xuống lỗ trên trái đất này, từ trẻ tới già, tất thảy đều là ứng viên cho công ty Mộ táng. Cười cợt chi người đi trước ?! Tuệ Kiếm, Thục Vũ, Ý Dân sẽ lần mò tới đó một ngày ghi tên làm nhân viên, sớm muộn đó thôi.
Một người đạo hạnh, khác xa triệu người vô đạo ! Yếu tính Phật giáo là cứu khổ. Khác với các đảng Phát xít hay Cộng sản xây dựng những xã hội chuồng trại, nơi không có Con Người.
Dư Luận viên Thục Vũ bao che giải thích bài viết của Tuệ Kiếm. Nại cớ bài bị một tên lưu manh vô đạo sửa chữa khi cho đăng trên Trang Web của Sư Bán Chùa.
Vậy sĩ khí Tuệ Kiếm để đâu sau bao năm học đạo Như Thật ? Sự thật bị bóp méo, bài mình viết bị kiểm duyệt, sửa chữa, vẫn ngậm miệng hến, chẳng dám thốt lời đính chính, phản đối ? Hoá ra quây quần một lũ ngưu tầm ngưu…Không khác.
Sự kiện chúng viết hay làm 20 tháng qua, chẳng khác chi một tên lưu manh lẻn vào nhà hàng xóm, đòi quản lý nhà cửa, lương bỗng người ta, đòi chồng phải thế này, vợ phải thế kia, tự thị và vô liêm đến độ quyết đoán cả chuyện cưới hỏi con cái người ta ! Ví dụ nghe khôi hài, vô lý, nhưng đã là công tác viết thuê chửi mướn cụ thể của Thục Vũ –  Ý Dân và toàn nhóm LLCSCHPG. Chúng phạm thượng chư Tăng, hỗn láo với Cư sĩ, trí trá đòi xử lý việc nội bộ GHPGVNTN, gạt người này, bốc người kia. Ai cho chúng quyền xâm phạm nội bộ một Giáo hội, một tôn giáo ? Một việc làm phi pháp.

Vietnam fails to address serious human rights concerns at its Universal Periodic Review at the UN

Vietnam Committee on Human Rights (VCHR)
Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l'Homme
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
 
GENEVA, 28 January 2019 (VCHR) –  Vietnam failed to address serious human rights concerns raised by UN member states at its Universal Periodic Review (UPR) in Geneva and provided misleading information to the international community, said the Vietnam Committee on Human Rights (VCHR) today.
At Vietnam’s third UPR on 22 January at the 32nd Session of the UPR Working Group, 291 recommendations were made by 121 member states, and 22 states submitted questions in advance. The draft report was adopted on Friday 25th January, and Vietnam must report back to the UPR Working Group before the 41st Session of the UN Human Rights Council in June-July 2019 to state which recommendations it rejects or accepts to implement over the next four years before its fourth UPR cycle.
The 291 recommendations highlighted a wide range of issues such as detention and harassment of bloggers, journalists and human rights defenders, the widespread use of the death penalty, violations of freedom of expression, association, assembly and freedom of religion or belief, the rights of women and children, human trafficking, torture, worker rights and due process of law. Several states observed that a “harsh crackdown on individuals peacefully expressing dissent” had intensified in 2018.
These recommendations give a stark appraisal of the widespread human rights abuses endured by Vietnamese citizens in all aspects of their daily lives. The government used the pretext of “national security” and “terrorism” to explain the ongoing crackdown. But the international community is not dupe. The scores of civil society activists sentenced recently to harsh prison terms in Vietnam are not clearly terrorists, but ordinary people calling for the respect of rights, freedoms, and democratic principles,” said VCHR President Vo Van Ai.
The head of the Vietnamese delegation, Deputy Foreign Minister Le Hoai Trung, justified the ongoing crackdown by invoking “new challenges facing Vietnam: terrorism, anarchy and abuse of religions”. He warned that “individuals and organizations who harbour extremism and prejudices” were “spread[ing] untruths” to threaten national security and prevent the enjoyment of human rights.

Sunday, 13 January 2019

(GS/Võ Văn Ái - PTTPGQT) Mấy lời trao đổi với ông Trần H. Văn về chi tiết viết sai ngày tháng trong bản Hiến chương 2015


Thưa Ông Trần H. Văn,
Bản Hiến chương tu chỉnh năm 2015 chúng tôi nhận được từ trong nước gửi qua cách đây 3 năm. Do không có lời yêu cầu Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế (PTTPGQT) phổ biến như thường lệ, nên chúng tôi không làm Thông cáo Báo chí phát hành. Văn bản để đó cho việc sử dụng nội bộ. Thời gian qua có một số người thắc mắc về 2 bản Tu chỉnh năm 2011 và 2015. Một số vị gửi điện thư hỏi thăm sự vụ.
Vì vậy, mấy hôm trước đây, chúng tôi gửi toàn văn bản tu chỉnh năm 2015 tới một số vị hạn chế do yêu cầu hoặc do có liên hệ mật thiết với GHPGVNTN và PTTPGQT. Hiển nhiên, trong danh sách gửi Hiến Chương không có tên ông, vì chúng tôi chưa hề quen biết ông, cũng không biết ông là ai. Chắc nhờ ai đó chuyển cho ông, nên đã được ông quan tâm đọc kỹ, phát hiện một lỗi trật kỹ thuật quan trọng ở trang 26, dưới đề mục Áp dụng Quy chế, Chương năm.
Nhân danh PTTPGQT, tôi xin chân thành gửi ông lời cảm tạ. Nhân thể, xin được trình bày cung cách làm việc của chúng tôi để ông rõ.
Phận vụ của chúng tôi đối với GHPGVNTN chỉ chấp hành 2 việc :
Một, là vận động quốc tế tạo áp lực và hậu thuẫn để GHPGVNTN được quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, đồng thời phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội trong hoàn cảnh bị Nhà cầm quyền Cộng sản đặt GHPGVNTN ra ngoài vòng pháp luật. Hành xử như thế, Nhà Cầm quyền Hà Nội vi phạm Hiến chương bảo đảm quyền công dân được tự do tôn giáo, và Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị của LHQ mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982.
Hai, là thông tin cho thế giới và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước biết các sinh hoạt hay pháp nạn của GHPGVNTN, cùng các văn kiện do Hội đồng Lưỡng Viện ban hành về lập trường, đường lối của Giáo hội liên quan đến những vấn đề sinh tử của Giáo hội và đất nước.
Vì vậy những tin tức, thông báo, văn kiện mà Giáo hội trong nước gửi ra, chúng tôi lo thực hiện Thông cáo báo chí gửi đi cho các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế cũng như trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại. Rõ ràng là PTTPGQT làm công vụ thừa hành. Chứ không hề là người chủ trương các tin tức, hay văn kiện của Giáo hội. Hiển nhiên, đó đây có những bài viết phê phán, chỉ trích này kia. Những bài viết vu khống hay ác khẩu ấy hoặc do những người thiếu hiểu biết Phật giáo, hoặc đến từ những đặc tình tôn giáo, Dư luận viên mà mục tiêu hẳn nhiên phục vụ công tác phá hoại, ly gián làm cho Cộng đồng Người Việt hay Cộng đồng Phật giáo càng chia rẽ, phân hoá, tranh chấp, mạ lỵ nhau, thì các thế lực hắc ám, phi dân tộc, phi Phật giáo mới « mở mày mở mặt ». Tôi nghĩ người thức giả không tin vào những điều hư truyền ấy.
Bây giờ trở lại vấn đề ông phê phán. Chúng tôi đồng tình và công nhận sự sai lầm nghiêm trọng về ngày tháng ở trang 26 bản Hiến chương tu chỉnh 2015 cùng số chương. Tôi gọi là lỗi kỹ thuật hơn là cố ý. Chẳng ai ngu đến độ vi phạm chuyện sơ đẳng ấy. Tôi đoán và tin chắc không thể khác, đây không là lỗi chấp bút, mà là người thực hiện văn bản đã lấy nguyên bản tu chỉnh năm 2011, rồi vội vã hoặc chỉ lo đánh lại phần tu chỉnh chính yếu mà thôi. Từ bản Hiến chương đầu tiên năm 1964 cho đến nay, đa số các Điều chính về cơ cấu, hành chính, lập trường, hầu như giữ nguyên không thay đổi, chỉ một vài sự kiện mới, cập nhật theo thời cuộc trong tinh thần khế cơ khế lý mới có sự thay đổi, bổ sung. Trên nguyên tắc, ý chỉ, lập trường, đường lối của Giáo hội không có gì thay đổi nghiêm trọng hay khác trước. Huống chi, chúng tôi đã cho in thêm vào Mục lục ở phần Phụ lục Giáo chỉ 14 và Giáo chỉ 15. Hai văn kiện chứng xác Đức Tăng Thống ra lệnh cho Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo kết hợp việc soạn thảo tu chỉnh Hiến chương năm 2015, và chuẩn y ban hành Hiến chương. Trái với luận điệu phá bỉnh của kẻ bất lương bảo rằng không có dấu vết gì về Hiến chương 2015.
Đương nhiên, tôi có trách nhiệm và đã bất cẩn trong việc ấn loát, dù tôi không gây ra lỗi ấy. Lỗi này tôi nhận, với ông và với bất cứ ai. Thú thật do tôi chỉ đọc kỹ phần trong nước thông báo các phần tu chỉnh. Tuy đã bất cẩn không đọc từ trang đầu tới trang cuối như người thợ in đọc morasse / bản vỗ trước khi in.
Tôi sẽ sửa chữa lỗi trật ngày tháng ở trang 26 trình về trong nước và cho những lần gửi sau.
Điều thứ hai ông nêu về ngày tháng Đại hội, đại quan là đúng. Tuy nhiên, sự thực về sinh hoạt của người dân, trong có Phật giáo đồ, lại khác hẳn với thực tế, thành ngữ ông dùng rất hợp và đúng « tréo cẳng ngỗng » ! Quả thật là do áp lực Công an không cho Giáo hội sinh hoạt tôn giáo, nên Đại hội khoáng đại dự kiến tổ chức tại Chùa Long Quang ngày 4 tháng 12 năm 2015 không thực hiện. Trước tình trạng ấy, Đức Tăng Thống đã linh động triệu tập Đại hội Khoáng đại Bất thường. Chữ Bất thường mang nghĩa khác với dự trù ban đầu, mà Gíao hội không thể tiết lộ.
Nếu Đại hội tổ chức tại một nước văn minh, dân chủ, như chúng ta ở hải ngoại, tất chẳng bao giờ xẩy ra như thành ngữ ông viết « tréo cẳng ngỗng ». Cần thông cảm cho một điều, vì chính sách tôn giáo khắc khe của Nhà cầm quyền Cộng sản, nên GHPGVNTN không thể công khai họp hành, đại hội. Chư Tăng Giáo hội đi lại khó khăn, bị ngăn cản. Năm thì mười họa mới được gặp nhau trong các kỳ Đại lễ hay Giỗ Tổ, rồi tương kế tựu kế tổ chức họp bàn Phật sự. Không biết tới nỗi khó khăn điêu đứng này, mọi suy diễn, chỉ trích, đàn hặc, nếu không vì  lòng thương lo quá mức, rất dễ biến thành nhận định của loài cá nói về mây trời, gió nắng như kinh ví dụ.
 Điều cuối cùng ông nêu thành vấn nạn :

(Huệ Lộc) Nhận Xét Những Thắc Mắc của Nhóm cư sĩ Thục Vũ về “PHẬT GIÁO CÒN THANH TỊNH TRONG TƯƠNG LAI KHÔNG”



Lời Tựa:          
            Thưa quí Phật Tử quan tâm, có một số người tự xưng là Thục Vũ gởi đến cho tôi một bài viết tên là “Thục Vũ đối thoại với Pháp Sư Huệ Lộc về thực trạng GHPGVNTN qua bài Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không”.  Thật ra tôi không có gì phải đối thoại với nhóm người này vì tôi không có gì để liên hệ với họ.  Nhưng vì nhân duyên Phật Pháp,  tôi chỉ nhận xét  bài viết này của nhóm cư sĩ Thục Vũ và cải đổi tựa đề của bài này là: “Huệ Lộc Nhận Xét Những Thắc mắc của Cư Sĩ Thục Vũ về bài viết Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai không.”  Bài nhận xét này gồm 31 phần và một bài kệ. Mỗi phần có hai đoạn A và B.  Đoạn A là của nhóm cư sĩ Thục Vũ viết, màu đen.  Đoạn B là do tôi nhận xét, màu xanh và đỏ.  Tôi không chủ trương tranh cãi hơn thua, chỉ mong muốn làm sáng tỏ cái lý còn ẩn khuất bên trong. 
                                                                                             *****                          
1A. Thục Vũ viết:  Nhân đọc bài viết “Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không?” của Huệ Lộc Tôn Thắng Đạo Tràng, nhận thấy tác giả bằng vào một lối thủ thuật lợi dụng Phật pháp nhằm ru ngủ Phật tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.
1B. Huệ Lộc nhận xét:
            Đã nói là Phật pháp thì không bao giờ có chuyện dùng Phật Pháp để ru ngủ bất cứ một ai.  Từ xưa nay Phật Pháp dùng để hoá giải những đau khổ của chúng sanh và đưa chúng sanh đến cảnh giải thoát yên ốn.  Phật Pháp như nước Cam Lổ khi uống vào thì mọi chứng bịnh được tiêu trừ.  Do đó mà không bao giờ có chuyện dùng Phật Pháp để mê hoặc hay ru ngủ ai được.  Như trong Kinh Bát Nhã Luận Đại Trí Độ, Quyển 1 nói Phật pháp như ánh hào quang  của chư Phật, khi ánh hào quang của Phật chiếu tới chúng sanh, thì kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ bịnh được mạnh, thì làm sao có chuyện bảo rằng Phật pháp có khả năng ru ngủ hay mê hoặc con người?  Nóí dùng Phật Pháp để ru ngủ Phật tử chính những kẻ không biết về Phật Pháp.  Chỉ có những kẻ không hiểu Phật pháp là gì và có tâm thức rất đen tối thường làm những chuyện trái với Phật Pháp mới nói là Phật Pháp ru ngủ.  Tại sao vậy?  Vì Phật Pháp là ánh sáng soi chiếu vào những tâm hồn đen tối và tội lỗi, khi thấy ánh sáng Phật Pháp chiếu đến thì có ba hạng  người phản ứng  như sau:
            1. Hạng thượng là những kẻ thường nghĩ thường hành những việc thiện lành, có lời nói thiện lành, và có hành động thiện lành thì hân hoan sung sướng đón nhận Phật Pháp và xem như một món quà vô giá.
            2. Hạng trung là những kẻ có tư tưởng thiện, có ý thiện, và có lời nói thiện nhưng khi nhớ khi quên, khi hành khi không.  Hạng người này gặp lại Phật Pháp thì mừng rỡ vô hạn như kẻ lạc đường, bơ vơ, khổ sở,  nay có người chỉ hướng, giúp đỡ phương tiện trở về nhà. Nên họ biết lắng nghe cẩn thận, sám hối, và hành trì nghiêm mật.
            3. Hạng thứ ba là hạng hạ, khi nghe Phật Pháp thì tâm ác trở nên bị ngăn cản, mọi việc hại người bằng tư tưởng, bằng lời nói, và bằng việc làm thảy đều bị tê động trước sức chuyển hoá của Phật Pháp.  Vì thế ác trí bị mê mờ đánh mất khả năng ác độc trong tâm thức, và vì thế nên họ không thể tác động được sức ác nghiệp của bản thân mình, cũng như xúi quẩy người khác làm điều tội lỗi.  Nhưng gì do tập khí lâu đời hưng mạnh, mà họ có sự tức giận của họ đối với ai đang rao giảng Phật Pháp.  Cho nên họ mới nói rằng: “Có người dùng Phật pháp ru ngủ Phật Tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.”  Thực sự có thể nói:
            Không có Phật tử bị Phật Pháp ru ngủ, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp ru ngủ.  Không có  một Phật tử nào bị Phật Pháp đưa vào mê hồn trận, mà chỉ có Ma tử  bị Phật Pháp đưa vào mê hồn trận.  Không có một Phật tử nào  bị Phật Pháp làm lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp làm lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai
            Tại sao?  Như một tội nhân bị lo sợ, khủng hoảng khi đứng trước vành móng ngựa tại toà án vì phải trả lời những hành động phạm pháp, cũng vậy đứng trước Phật Pháp, kẻ có tâm địa xấu xa  trở nên bất lực do thấy được tội lỗi của mình đã gây.  Trong Kinh Duy Ma Cật có một đoạn: Ông Duy Ma Cật nói pháp yếu làm Ma Vương sợ hãi.
            Một hôm Ma vương muốn phá hoại Ngài Trì Thế Bồ Tát  mới mang 12000 thiên nữ, giống như Trời Đế Thích, trổi nhạc đàn ca đi đến chổ của Trì Thế Bồ Tát và nói xin cúng dường 12000 thiên nữ này cho Bồ tát dùng để hầu hạ quét tước….  Bồ Tát Trì Thế tưởng rằng đây là Trời Đế Thích, và  Ngài nói:
            - Này Kiều Thi Ca!  Ông đừng cho vật phi pháp này, tôi là người xuất gia, nên không thể nhận phụ nữ được.
            Vừa lúc ấy ông Duy Ma Cật liền đến, nói với Ngài Trì Thế Bồ Tát:
            - Đây chẳng phải là Đế Thích, mà là ma đến quấy nhiễu ông đấy…
            Xong, Cư Sĩ Duy Ma Cật nói với Ma vương rằng: “Nên đem cho ta các thiên nữ này, như ta đây mới nên thọ.” Nghe nói trúng tâm đen, Ma liền sợ hãi nghĩ rằng: “Có lẽ ông Duy Ma Cật này đến khuấy rối ta chăng?” Ma muốn ẩn hình trốn đi mà không thể ẩn hình được, ráng hết thần lực cũng không thể đi được.  Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng: “Này Ba Tuần! Hãy đem thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được.  Ma vì sợ hãi nên miễn cưỡng cho ông hết các thiên nữ.
            Vậy mà biết khi có Phật Pháp ở đâu thì ma lực bị mất sức tự chủ. Vì kẻ có tâm ma bao giờ cũng không ưa Phật Pháp.  Kẻ đó  tưởng rằng Phật Pháp có khả năng ru ngủ Phật Tử, nhưng thật ra Phật pháp làm sáng tỏ Phật tử và làm ru ngủ tê liệt ác ý của tâm ma.
2A. Thục Vũ viết:  Đây cũng là một vấn nạn cho đạo pháp và dân tộc từ suốt hơn 43 năm qua, vì thế bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng, không thể tiếp tục ngồi yên trong thinh lặng.
 2B. Huệ Lộc nhận xét:  Vì tự tánh Phật Pháp không ru ngủ  hay mê hoặc quần chúng.  Chỉ có những kẻ có tâm thuật bất chính mới sợ hãi và tê liệt trước sự chuyển hoá của Phật Pháp.  Do đó mà trong có câu: “Ma đến Bồ Đề, ma phải tan.”
            Không cần Cư sĩ phải lên tiếng, hoặc không thể tiếp tục ngồi thinh lặng gì đó.  Mọi người ai cũng biết Cư sĩ là hạng người nào qua quá trình viết bài và hành động quá khứ của Cư sĩ.
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Trong thời gian hơn 43 năm qua, Cư sĩ đã đóng góp được gì cho Phật giáo Việt Nam?  Nếu có thì đó là những gì?
2. Trong thời gian hơn 43 năm qua, Cư sĩ đã đóng góp được gì cho Dân Tộc Việt Nam?  Nếu có thì đó là những đóng góp gì?
3. Vai trò của Cư sĩ trong Phật Giáo Việt Nam hiện nay là gì?  Nếu có thì đó là chức vụ gì?
4. Cư sĩ tham gia trong tổ chức Phật giáo nào mà Cư sĩ bảo rằng bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng và không thể tiếp tục ngồi yên lặng?  Nếu có thì là tổ chức nào?
Đề nghi Cư sĩ Thục Vũ trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng cho mọi người cùng biết, không được dấu diếm hay trốn lủi.
3A. Thục Vũ viết: Thật vậy, Phật pháp không ngoài thế gian pháp.
3B. Huệ Lộc nhận xét:  Kinh điển Phật giáo không bao giờ nói Phật Pháp không ngoài thế gian pháp, mà Đức Phật nói rằng: “Phật Pháp bất ly thế gian pháp.”  Tại sao Đức Phật lại nói thế?  Vì tánh chất không và có của mỗi pháp không khác nhau cũng không giống nhau và cũng không thể cách ly nhau như trong Kinh Bát Nhã nói: “Sắc bất dị Không; Không bất dị Sắc.  Sắc tức thị Không; Không tức thị Sắc”.
Vậy không thể nói “Phật pháp không ngoài thế gian pháp”  mà nói là  “Phật pháp không rời thế gian Pháp” vì Phật pháp bất ly Thế gian Pháp, như trong câu kệ sau đây:

            Phật pháp tại thế gian
            Bất ly thế gian pháp
            Ly thế gian mịch Bồ Đề
            Kháp như cầu thố giác
Dịch là
            Phật pháp ở thế gian
            Không thể rời thế gian pháp
            Ly thế gian mà tìm Bồ Đề
            Giống như tìm sừng thỏ. (Lục Tổ)
            Cư sĩ có đọc Kinh sách,  vậy có biết điều này không:  “Rời Kinh một chữ là đồng Ma thuyết”?
             Vậy câu  “Phật pháp không ngoài thế gian pháp “ phải viết  lại như thế này: ”Phật pháp không rời thế gian pháp”  mới đúng. Này Cư sĩ, đây là sự hiểu biết Phật Pháp một cách hời hợt và nguy hiểm, có ai tin tưởng vào điều như thế thì Cư sĩ càng thêm vô số tội lỗi.  Vì sao?  Ông Lão Tử có nói:
            “Một người tướng sai lầm thua một trận thì có thể mất một cái thành lớn. Nhưng người làm văn hoá mà sai lầm thì hại tới ba đời.”
            Còn trong Kinh Phật, giảng kinh mà sai lầm thì mang hơn 500 kiếp chồn.  Cư sĩ có biết câu chuyện Hồ Tinh với ngài Bá Trượng không?
            Trong Lịch Sử Công án Thiền Tông có một câu truyện được ghi lại vào thời Ngài Bá Trượng Đại Sư.  Ngày kia sau khi Tổ Bá Trượng giảng kinh xong cho Đại Chúng, mọi người bước ra nhà ăn để thọ trai.  Trong lúc Tổ Bá Trượng còn đang thu dọn thì có một lão trượng đến gần Ngài như có điều muốn thưa hỏi.  Ngài mới làm lạ, nên hỏi rằng:
            -  Lão cư sĩ có điều chi muốn hỏi tôi chăng?
            Ông lão nói:
            - Bạch Hoà Thượng!  Con là thần núi ở đây.  Năm trăm kiếp về trước con là vị trụ trì ở đây.  Nhân vì một hôm có người đến hỏi con rằng: “Người tu hành có thoát được nhân quả hay không.”  Con trả lời là có.  Vì câu trả lời ấy mà con bị đoạ làm thân chồn, nay tính đã được 500 kiếp rồi.  Con muốn giải thoát kiếp chồn nhưng không biết phải làm sao.
            Tổ Bá Trượng nghe xong, rồi nói với ông lão rằng:
            - Vậy ông mang câu hỏi đó hỏi tôi đi.
            Ông lão liền hỏi:
            - Bạch Hoà Thượng!  Kẻ tu hành thoát được vòng nhân quả hay không?
            Ngài Bá Trượng trả lời:
            - Kẻ tu hành tránh được vòng nhân quả.
Nghe thế ông lão bừng tỉnh và liền tự biết mình sẽ thoát khỏi kiếp chồn, nên nói với Ngài Bá Trượng:
            - Cám ơn đức Ngài đã giải thoát cho tôi.  Ngày mai xin Hoà Thượng an táng xác tôi sau núi.
            Hôm sau, Tổ Bá Trượng kêu đồ chúng ra sau núi tìm được xác một con chồn to lớn mang về chùa làm lễ an táng. 
            Như thế từ chữ “thoát” đổi qua chữ “tránh”  mà vị thần núi hết kiếp chồn.  Thế mới biết Kinh điển có chổ nhiệm mầu.
            Giảng sai lầm Phật pháp cho một người thì bị làm chồn đến 500 kiếp.  Ở đây cư sĩ Thục vũ viết sai lầm Phật pháp cho biết bao nhiêu người đọc, tức là mang tà thuyết mị nhân, như vậy theo nhân quả thì làm chồn đến bao lâu?  Cư sĩ có muốn làm chồn không?  Nếu không muốn làm chồn thì phải sám hối với Đại Chúng và phải viết bài sửa lại câu “Phật pháp khôngngoài thế gian Pháp” thành ra câu “Phật pháp không rời thế gian pháp.”  Là người Phật tử tin nhân quả, có lẽ Cư Sĩ hiểu biết vòng nghiệp lực nhân quả vận chuyển như thế nào.  Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Quả theo nhân như bóng với hình.  Hễ hình cong thì bóng cũng cong.”   
            Thục Vũ cư sĩ vì do sự hiểu biết hời hợt Phật pháp, viết điều phi Pháp, cho nên mọi lý luận hay tư tưởng của Cư sĩ này về Phật pháp từ đây trở xuống toàn cả bài viết, có thể chỉ là loại ác tà kiến có khả năng ru ngủ Phật tử và làm đảo lộn  sự học hỏi của Phật tử về chánh Pháp Phật, và đồng thời đưa người đọc vào trong mê hồn trận, có khả năng làm tê liệt trí huệ nhận thức người nghe, mà thôi!